Tết trên miền biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong cái nắng hanh nồng đặc trưng của vùng biên giới huyện Đức Cơ, cái không khí của ngày Tết đã tràn về tự bao giờ khiến vùng biên càng thêm náo nhiệt.
 

Mua sắm bánh kẹo chuẩn bị Tết.
Mua sắm bánh kẹo chuẩn bị Tết.

Lâu ngày mới trở lại Phố huyện Chư Ty, tôi được anh bạn giới thiệu rằng, muốn biết cái Tết ở Đức Cơ thế nào thì cứ lên cái chợ ở trung tâm thị trấn. Nghe lời bạn, tôi quyết dành trọn buổi chiều tà để rảo bước trên cái chợ huyện của vùng biên giới đầy ắp tình người. Chợ huyện nay đã khoác một chiếc áo đầy màu sắc của những lồng đèn, đồ trang trí, của bánh kẹo, hoa hòe, của lá dong xanh. Trên con đường xuyên qua khu chợ này, một cảnh tượng mà có lẽ người Đức Cơ chỉ thấy một năm một lần, đó là: tắc đường.

Dòng người ngược xuôi cứ nườm nượp người vào khiến lối đi nhỏ đã trở nên quá tải. Người vào mua một nhánh hoa, sắm sửa vài bộ áo quần cho lũ trẻ lóc chóc theo sau hay chỉ là mang về nhà những đồ vật trang trí nho nhỏ cho căn nhà thêm ấm cúng vào dịp Tết. Cả chợ ken đặc người trong tiếng cười nói, rao mời. Thế nhưng, dường như chẳng ai tỏ ra khó chịu cả vì ai cũng hiểu rằng ngày Tết đã về rồi và “Tết thì nó phải như thế”.

 

Chợ trung tâm huyện Đức Cơ đầy ắp sắc màu ngày Tết.
Chợ trung tâm huyện Đức Cơ đầy ắp sắc màu ngày Tết.

Chợ huyện được sống trong những ngày náo nhiệt hiếm hoi, quốc lộ 19B xuyên qua thị trấn cũng mang màu sắc rất lạ, màu sắc của những nụ hoa. Dọc hai bên đường, các nhà vườn ở khắp nơi đã mang hoa đến trưng bày tạo thành một “chợ hoa mini” để người dân thưởng lãm. Cái chợ hoa vùng biên này tuy nhỏ, không thể so sánh với chợ hoa tại thành phố nhưng nó cũng đủ để người Đức Cơ cảm nhận được sắc màu mùa xuân đã ngập tràn. Từ mai, từ đào, đến quất, lưu ly, hoa cúc, cây cảnh bonsai… đã sẵn sàng khoe sắc, khoe dáng trong từng ngôi nhà.

Anh bạn tôi tâm sự rằng, kinh tế Đức Cơ năm vừa rồi khá ảm đạm vì cao su rớt giá, cà phê mất mùa còn hồ tiêu thì chết yểu trắng trụ. Dù vậy, người Đức Cơ vẫn có cách ăn Tết của riêng mình theo kiểu “có nhiều ăn Tết to, có ít ăn Tết vừa vừa nhưng kiểu gì cũng phải có cái Tết”. Bởi thế, nhà nhà vẫn đến chợ hoa ven đường tậu vệ những chậu hoa dù to, dù nhỏ để cái Tết được trọn vẹn. Có lẽ, với họ, ăn Tết là được cái không khí đầm ấm của gia đình, của hương vị ngày xuân chứ không hẳn là những gà vịt, giò chả hay bia rượu đuề huề.

 

Chợ hoa mini bên quốc lộ.
Chợ hoa mini bên quốc lộ.

Rời xa thị trấn, tôi ngược lên vùng biên nơi cửa khẩu. Những ngôi nhà ven đường cũng đang bừng lên sắc xuân. Nhà đang nhen lửa cho nồi bánh chưng ở góc sân, nhà lại tất bật dọn dẹp sơn sửa cho ngôi nhà sáng sủa. Ở khoảnh sân trước nhà, những cây mang vàng đã khoe cánh hoa rực rỡ như một lời khẳng định: Mùa Xuân đã về.

Xung quanh khu vực cửa khẩu, các hàng quán lại vắng hoe. Các hộ gia đình ở đây đã về miền xuôi để ăn Tết, chỉ một vài hộ trụ lại ở khu chợ cửa khẩu. Họ sẽ lại đón thêm một cái Tết trên miền biên viễn. Nhưng kìa, lá cờ đỏ sao vàng đã bay phấp phới trước nhà, ngọn lửa bập bùng của nồi bánh chưng cũng đã nổi, tiếng chặt thịt đang vang lên ở đâu đó rồi…

Người dân khu vực chợ cửa khẩu chuẩn bị Tết. Ảnh: Văn Ngọc
Người dân khu vực chợ cửa khẩu chuẩn bị Tết. Ảnh: Văn Ngọc

Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hoài niệm Tết

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Áo dài xuống phố

Áo dài xuống phố

Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như
Phong vị Tết cổ truyền

Phong vị Tết cổ truyền

(GLO)- Tết cổ truyền là lúc sum vầy, đoàn tụ, cũng là dịp để người dân có cơ hội thưởng thức phong vị, phong tục độc đáo trong đời sống văn hóa của các dân tộc, đặc biệt là ở xã Tơ Tung (huyện Kbang)-nơi tụ cư của 13 dân tộc anh em.
Tết sum vầy!

Tết sum vầy!

(GLO)- Năm nay, thời gian nghỉ tết Đinh Dậu 2017 kéo dài 7 ngày. Nhờ làm tốt tác chăm lo Tết cho nhân dân và trực sẵn sàng chiến đấu một cách chu đáo của các ngành, các cấp nên không khí vui Tết đón xuân thật đầm ấm; tình hình an ninh ở các địa phương cơ bản được giữ vững.
Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Dân tộc ta vốn nền văn hiến đã lâu, yêu cái chữ, trọng nhân nghĩa, học hành. Trong nhà nhiều khi không có của cải đáng kể, song ở phòng khách hay nơi làm việc lại luôn thấy những bức tranh chữ, câu đối, thơ phú với vô vàn lời hay - ý đẹp.