Thành phố Pleiku: Vẫn còn tình trạng trễ hẹn khi giải quyết thủ tục hành chính

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-

Ngày 22-3, đoàn giám sát do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND TP. Pleiku về việc triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021-2025.

Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo các ban của HĐND tỉnh, lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị.

Thành phố Pleiku: Vẫn còn tình trạng trễ hẹn khi giải quyết thủ tục hành chính ảnh 1

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh trao đổi khí khảo sát tại xã Diên Phú. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Theo báo cáo, từ năm 2021 đến nay, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, giám sát của HĐND và sự lãnh đạo sâu sát của UBND thành phố, công tác CCHC của thành phố đã được triển khai kịp thời, toàn diện trên tất cả các mặt, các nội dung, lĩnh vực. Công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan, đơn vị đã nhận thức rõ hơn về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác CCHC, xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, góp phần nâng cao tinh thần phục vụ công dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC. Công tác công bố, công khai, xây dựng quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của cơ quan trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ CCHC, giúp giải đáp kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

Các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính của thành phố rõ ràng và cụ thể hơn trước, giảm được tình trạng một việc được giao cho nhiều cơ quan và tăng hiệu quả quản lý Nhà nước trên địa bàn. Việc thực hiện các nội dung phân cấp quản lý của tỉnh cho thành phố cũng tạo điều kiện cho cơ sở chủ động, linh hoạt trong quá trình điều hành, quản lý và thực thi các nhiệm vụ. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 đã giúp UBND thành phố xây dựng được hệ thống các quy trình đồng bộ, khoa học, loại bỏ cơ bản các TTHC rườm rà, phức tạp. Việc sử dụng, lưu trữ tài liệu, hồ sơ đã từng bước được thực hiện theo đúng quy chuẩn. Các thường xuyên được rà soát, kiểm soát để đảm bảo đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó,thành phố cũng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành; đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo quy định và thường xuyên đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống. Từ 1-1-2021 đến 20-2-2024, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của thành phố đã tiếp nhận và giải quyết 112.553 hồ sơ, trả trễ hẹn 2.049 hồ sơ; bộ phận một cửa cấp xã, phường tiếp nhận và giải quyết 77.855 hồ sơ, trả trễ hẹn 216 hồ sơ.

Đồng chí Trương Văn Đạt kết luận buổi làm việc. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Đồng chí Trương Văn Đạt kết luận buổi làm việc. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Trước đó, đoàn giám sát cũng đã kiểm tra cũng đã tiến hành kiểm tra trực tiếp công tác cải cách hành chính tại xã Diên Phú và Trung tâm phục vụ hành chính công TP. Pleiku. Tại buổi làm việc với UBND TP. Pleiku, các thành viên đoàn giám sát và đại diện các cơ quan trực thuộc thành phố đã nêu một số kiến nghị về những khó khăn vướng mắc trong công tác CCHC. Cụ thể, hiện nay theo vị trí việc làm thì TP. Pleiku vẫn còn thiếu biên chế so với quy định; việc niêm yết công khai thủ tục hành chính vẫn còn chưa đầy đủ; đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ công nghệ thông tin cao vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt cho rằng, UBND thành phố cần tập trung khắc phục một số tồn tại hạn chế mà đoàn giám sát đã nêu ra. Đồng thời, đề nghị UBND thành phố tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, vì có một số cán bộ, công chức chưa chuẩn hóa; đặc biệt, thành phố cần đánh giá hiệu quả của Đề án 70 về thực hiện dịch vụ bưu chính công ích; tập trung khắc phục việc để trễ hẹn hồ sơ khi giải quyết TTHC. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh nhấn mạnh, TP. Pleiku là đầu tàu kinh tế của tỉnh, chính vì thế, công tác CCHC phải được đặt lên đầu, cả hệ thống chính trị cần vào cuộc để thực hiện tốt hơn trong công tác này trong thời gian tới, nhằm đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người dân và doanh nghiệp góp phần xây dựng TP. Pleiku trở thành chính quyền điện tử.

Có thể bạn quan tâm

Tự hào góp sức vào chiến thắng Điện Biên Phủ

Tự hào góp sức vào chiến thắng Điện Biên Phủ

(GLO)- Cuộc gặp gỡ với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến từng trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai và thân nhân của họ mới đây khiến chúng tôi vô cùng xúc động.

Hội Cựu chiến binh: Lực lượng nòng cốt trong hệ thống chính trị

Hội Cựu chiến binh: Lực lượng nòng cốt trong hệ thống chính trị

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 8-1-2002 của Bộ Chính trị khóa IX, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội Cựu chiến binh (CCB).

Đối thoại để tạo đồng thuận xã hội

Đối thoại để tạo đồng thuận xã hội

(GLO)- Thời gian qua, việc tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với người dân đã được triển khai một cách hiệu quả. Đây là giải pháp hữu hiệu để nắm bắt và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong dân, từ đó tạo đồng thuận trong xã hội.
Cuộc thi tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Bồi đắp niềm tự hào dân tộc từ dấu son lịch sử

Cuộc thi tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Bồi đắp niềm tự hào dân tộc từ dấu son lịch sử

(GLO)- Giáo dục truyền thống, ý chí tự lực tự cường, nêu cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc… là hiệu ứng mang lại từ cuộc thi tìm hiểu “70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh-Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024)”.