Tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường THCS Ia Nhin

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 18-3, Công an xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban giám hiệu Trường THCS Ia Nhin tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho 468 học sinh và giáo viên của nhà trường.
Qua buổi tuyên truyền giúp các em học sinh trong việc chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Ảnh: K.P
Qua buổi tuyên truyền giúp các em học sinh trong việc chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Ảnh: K.P

Tại buổi tuyên truyền, các em học sinh được phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật mới ban hành và tuyên truyền về các lĩnh vực như: Phòng ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình; Luật Nghĩa vụ quân sự; vấn đề an toàn giao thông, an ninh mạng...

Ngoài ra, các cán bộ Công an còn tổ chức cho các em học sinh tham gia trò chơi đố vui, hỏi đáp về các tình huống liên quan đến an toàn giao thông, an ninh trật tự, sử dụng mạng xã hội an toàn, sức khỏe giới tính...

Thông qua buổi tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các em học sinh, góp phần xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh.

Có thể bạn quan tâm

406 thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

406 thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Ngày 4 và 5-5, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 2 năm 2024. Kết quả bài thi này là một trong những phương thức dành cho thí sinh muốn xét tuyển vào các ngành đào tạo chính quy của trường.

Học trò nông trường năm ấy

Học trò nông trường năm ấy

(GLO)- Tôi được chuyển từ Trường Sư phạm Mẫu giáo Gia Lai-Kon Tum (đóng ở Kon Tum) về Trường Phổ thông cơ sở xã Ia Grai, huyện Chư Păh (nay là xã Ia Tô, huyện Ia Grai) từ đầu năm học 1977-1978. Sau đó, nhà trường điều tôi vào dạy lớp 1 tại điểm trường làng Delung. 
Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

(GLO)- Những con số của sử liệu thường khô cứng, vì thế không gì dễ đi vào lòng người bằng bài học lịch sử trực quan, sinh động, bằng “mắt thấy, tai nghe”. Một khi tình yêu quê hương đất nước được bồi đắp, trách nhiệm của mỗi công dân với Tổ quốc cũng được nhân lên.