TP.HCM phát triển du lịch tạo sinh kế cho người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thực hiện đề án "Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới", UBND TP.HCM đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, và chính quyền địa phương xác định phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn là một trong những giải pháp căn cơ để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và thu nhập cho người dân nông thôn.

Đảo khỉ Cần Giờ - một địa điểm du lịch thu hút khá nhiều du khách. Ảnh: T.C.L
Đảo khỉ Cần Giờ - một địa điểm du lịch thu hút khá nhiều du khách. Ảnh: T.C.L
Tại huyện Củ Chi, bên cạnh điểm du lịch thu hút nổi tiếng là địa đạo Củ Chi, vùng đất này còn mang một vẻ đẹp đặc trưng của một làng quê Nam Bộ, một "miền Tây" thu nhỏ. Khai thác lợi thế này, nhiều đơn vị đã hình thành tour du lịch từ thành phố về Củ Chi để du khách tìm hiểu văn hóa làng quê của một huyện có lịch sử hình thành gần 200 năm. 
Ðó là vẻ đẹp cổ kính của đình Tân Thông, hay vẻ độc đáo của kiến trúc Huế còn sót lại của đình Xóm Huế, xã Tân An Hội với các hiện vật quý trong đình được lưu giữ hơn 100 năm. Du khách sẽ được thả mình vào trong không gian yên tĩnh của các khu vườn, tận hưởng các loại trái cây ngon do chính tay mình hái, thưởng thức các món ăn đặc sản tại địa phương do chính tay mình tự chế biến; được tát đìa bắt cá, được nghe đội đàn ca tài tử địa phương phục vụ…
Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung An Đặng Văn Kên, mỗi năm xã Trung An (Củ Chi) đón khoảng trên 50.000 lượt khách. Với các dịch vụ đi kèm như ăn uống, vui chơi giải trí, nhà nông đã tăng thêm 70% lợi nhuận so với trước đây. "Nhờ cách làm nông nghiệp kiểu mới này, mặc dù trung bình mỗi nhà vườn tại địa phương chỉ có hơn 1ha đất nhưng mỗi năm thu nhập từ vài trăm đến cả tỷ đồng" - ông Kên chia sẻ.
Đặc biệt, từ năm 2013, TP.HCM đã đưa vào khai thác sản phẩm du lịch đường thủy kết nối giữa trung tâm thành phố với các huyện Cần Giờ, Củ Chi.
Liên quan đến đề án "Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới", UBND TP.HCM lưu ý việc phát triển du lịch nông thôn phải coi trọng lợi ích của người dân, chú trọng phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; lấy lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương là trên hết, lấy văn hóa đặc trưng từng vùng, miền là nền tảng về thế mạnh để tạo sự khác biệt, thương hiệu riêng cho du lịch nông thôn ở TP.HCM.
Theo Trần Cửu Long (Dân Việt)

https://danviet.vn/tphcm-phat-trien-du-lich-tao-sinh-ke-cho-nguoi-dan-20201028155414717.htm

Có thể bạn quan tâm

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Chọn ở homestay nghỉ ngơi thư thái, tránh xa những điểm du lịch, khách sạn đông đúc, ồn ào và trải nghiệm khám phá thiên nhiên, đời sống người dân địa phương là lựa chọn của nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.