Chư Don gặp khó trong xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Chư Don (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2020-2025) đề ra mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025 trở thành xã nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện mục tiêu này đang gặp không ít khó khăn, thách thức.

Chư Don là xã đặc biệt khó khăn của huyện Chư Pưh. Theo ông Nguyễn Minh Hà-Chủ tịch UBND xã, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm hơn 85% dân số của xã. Đời sống kinh tế của bà con còn gặp nhiều khó khăn nên việc huy động nguồn lực trong dân hầu như không thể. Cùng với đó, việc huy động các nguồn lực trong xây dựng NTM thời gian qua còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, làm ảnh hưởng đến mục tiêu chương trình. Trình độ sản xuất của một bộ phận nông dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số còn lạc hậu, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, kéo theo thực hiện các tiêu chí xã hội còn chậm. Hiện tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 của xã còn đến 37,7%; thu nhập bình quân đầu người mới đạt hơn 30 triệu đồng/năm. Toàn xã có tới 51 nhà tạm, dột nát…

Xã Chư Don chưa đạt tiêu chí giao thông trong xây dựng NTM. Ảnh: Quang Tấn

Xã Chư Don chưa đạt tiêu chí giao thông trong xây dựng NTM. Ảnh: Quang Tấn

Vì không có đất sản xuất, vợ chồng anh Kpă Djcốp (làng Lốp) đành gửi đứa con nhỏ chưa đầy 2 tuổi ở nhà cho bà ngoại Ksor H’Gái nuôi để vào Bình Dương làm công nhân. Bà H’Gái cho biết: “Vụ mì vừa rồi, vợ chồng nó vay tiền đại lý để mua phân và giống trồng được 6 sào nhưng mất mùa, thu không đủ trả nợ. Mình cũng nghèo, không có điều kiện giúp đỡ nên đành nhận giữ cháu để các con đi làm ăn xa kiếm tiền trả nợ”. Cũng vì kinh tế khó khăn nên khi ra ở riêng, vợ chồng anh Djcốp chỉ dựng được căn nhà tạm chưa đầy 10 m2 trên đất của bà ngoại.

Tương tự, gia đình chị Siu Sơ Ren (cùng làng) dù nhiều năm cố gắng làm ăn nhưng vẫn chưa thể thoát nghèo. Cũng vì cuộc sống khó khăn nên đứa con đầu của chị mới hết lớp 7 đã phải nghỉ học ở nhà làm rẫy phụ giúp bố mẹ. Chị chia sẻ: “Cả gia đình 7 miệng ăn nhưng trông vào 7 sào đất trồng mì. Năm nào thời tiết thuận lợi, mì đạt năng suất cao, giá ổn định thì có của để dành cho mùa giáp hạt. Để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống và lo cho các con ăn học, vợ chồng tôi phải đi làm thuê khắp nơi. Mong muốn của chúng tôi là được Nhà nước quan tâm hỗ trợ đất sản xuất hoặc giống vật nuôi để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập tiến tới thoát nghèo”.

Gia đình 7 miệng ăn của chị Siu Sơ Ren phụ thuộc hoàn toàn vào 7 sào đất trồng mì năm được, năm mất. Ảnh: Quang Tấn

Gia đình 7 miệng ăn của chị Siu Sơ Ren phụ thuộc hoàn toàn vào 7 sào đất trồng mì năm được, năm mất. Ảnh: Quang Tấn

Qua rà soát theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, đến nay, xã Chư Don mới chỉ hoàn thành được 8/19 tiêu chí; 11 tiêu chí chưa đạt gồm: quy hoạch, nhà ở dân cư, thu nhập, nghèo đa chiều, lao động, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, trường học, giao thông. Vì vậy, việc hoàn thành mục tiêu đến cuối năm 2025 đạt chuẩn NTM còn rất nhiều gian nan nếu không có sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị xã và người dân trên địa bàn.

Chủ tịch UBND xã Chư Don thông tin: Quá trình xây dựng NTM của địa phương gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 có nhiều điểm mới và ở mức độ cao hơn so với thực tế tại địa phương. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu đề ra, thời gian tới, xã tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban Quản lý thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM theo hướng chuyên trách để đủ sức quản lý, tổ chức thực hiện; đảm bảo cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền triển khai đồng bộ, người dân giám sát và làm chủ thể chương trình. Đồng thời, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động toàn thể cán bộ, đảng viên và người dân chung sức, đồng lòng thực hiện chương trình xây dựng NTM.

“Cùng với đó, xã thực hiện lồng ghép tốt nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; huy động tối đa nguồn lực của địa phương để tổ chức triển khai chương trình. Tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn gắn với các chương trình, dự án triển khai theo giai đoạn. Tiếp tục tuyên truyền, xây dựng và củng cố các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng và thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của địa phương. Xây dựng và nhân rộng các mô hình cánh đồng lớn nhằm chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế; hình thành và phát triển vùng chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại”-Chủ tịch UBND xã Chư Don cho hay.

Có thể bạn quan tâm

Người 39 năm làm già làng

Người 39 năm làm già làng

(GLO)- Ở tuổi 89, ông Han-già làng làng Chăm Nek (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) vẫn siêng năm lao động, truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm cho bà con dân làng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Người có uy tín chung sức xây dựng quê hương

Người có uy tín chung sức xây dựng quê hương

(GLO)- Những năm qua, tỉnh Gia Lai luôn quan tâm xây dựng đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), phát huy vai trò của người có uy tín trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo, phấn đấu không còn hộ nghèo vào năm 2025.