Hội LHPN huyện Chư Păh hỗ trợ vốn cho hội viên phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm gần đây, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã quan tâm hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho hội viên, phụ nữ nghèo để phát triển kinh tế. Đây là động lực giúp nhiều hội viên, phụ nữ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần vào công tác giảm nghèo của địa phương.

Theo đó, Hội đã tín chấp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện cho hơn 3.000 hội viên vay vốn với tổng dư nợ gần 92 tỷ đồng; phối hợp với Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh giải ngân cho 63 hộ vay với số tiền 942 triệu đồng.

Cùng với đó, Hội LHPN huyện còn chỉ đạo các cấp Hội vận động hội viên, phụ nữ tham gia góp quỹ 5.000 đồng/người/tháng để xây dựng các tổ tiết kiệm, để chủ động giúp nhau về nguồn vốn phát triển kinh tế. Ngoài ra, các cấp Hội Phụ nữ huyện còn chủ động giúp đỡ nhau về ngày công, cây-con giống, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Qua đó, nhiều hội viên, phụ nữ đã có điều kiện vươn lên thoát nghèo, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo của địa phương.

Từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách Xã hội, giúp gia đình Chị Hà Thị Huyền ở thôn 7 xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh) có cuộc sống ổn định.
Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội, gia đình Chị Hà Thị Huyền (bìa phải; thôn 7 xã Nghĩa Hưng) có cuộc sống ổn định.
Chị Huyền kể: “Trước đây, gia đình tôi rất khó khăn, không có vốn để phát triển kinh tế. Được Hội Phụ nữ xã giúp đỡ, tôi vay được 30 triệu đồng từ nguồn vốn vay Giải quyết việc làm của NHCSXH huyện để phát triển kinh tế. Tôi đã dùng số tiền đó chăm sóc 5 sào chè và 3 sào cà phê. Đến nay, mô hình này đã cho gia đình tôi thu hoạch và đem lại thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Nhờ đó, tôi đã xây được nhà kiên cố và có cuộc sống ổn định”.
Chị Huyền kể: “Trước đây, gia đình tôi rất khó khăn, không có vốn để phát triển kinh tế. Được Hội LHPN xã giúp vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để phát triển kinh tế. Tôi đã dùng số tiền đó chăm sóc 5 sào chè và 3 sào cà phê. Đến nay, vườn cây phát triển tốt, mang về cho gia đình tôi nguồn thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Nhờ đó, tôi đã xây được nhà ở kiên cố và có cuộc sống ổn định”.
Chị H’Kưm cho hay: thông qua hội phụ nữ xã Nghĩa Hưng, tôi vay 50 triệu đồng để mua phân bón chăm sóc 2 ha cà phê, 1 sào rau màu, 1ha lúa và hơn 100 con gà vịt… sau mỗi năm trừ hết chi phí cho thu nhập trên 100 triệu đồng.
Chị H’Kưm (làng Bui, xã Nghĩa Hưng) cho hay: Thông qua Hội LHPN xã, tôi vay 50 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển để mua phân bón chăm sóc 2 ha cà phê, 1 sào rau màu, 1 ha lúa và nuôi hơn 100 con gà vịt… Mỗi năm, sau khi trừ hết chi phí, gia đình tôi có thu nhập trên 100 triệu đồng.
 “Hiện nay, Hội LHPN xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh đang quản lý 7 tổ tiết kiệm và vay vốn với dư nợ ủy thác đạt 8 tỷ đồng, giúp cho 285  hộ vay để phát triển kinh tế gia đình”-chị Phạm Thị Thoa-Chủ tịch Hội LHPN xã Nghĩa Hưng cho biết.
Bà Phạm Thị Thoa-Chủ tịch Hội LHPN xã Nghĩa Hưng-cho biết: “Hiện nay, Hội LHPN xã đang quản lý 7 tổ tiết kiệm và vay vốn với dư nợ ủy thác đạt 8 tỷ đồng, giúp cho 285 hộ vay để phát triển kinh tế gia đình”.
Các hội viên phụ nữ thôn 6 xã Nghĩa Hưng trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi giữa các chị em được vay vốn để cùng nhau sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả, mang lại thu nhập cao.
Hội viên, phụ nữ thôn 6 (xã Nghĩa Hưng) chia sẻ kinh nghiệm sử dụng vốn vay để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, mang lại thu nhập cao.
Hàng năm, các hội viên đều được tham dự các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, các lớp dạy nghề về chăn nuôi, trồng trọt… để giúp chị em có kiến thức áp dụng vào sản xuất, phát huy hiệu quả vốn vay. Chị Huỳnh Thị Ngọc Hiền ở thôn 1 (thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh) đầu tư 800 m2 nhà màng trồng rau thủy canh, chị được hỗ trợ vay vốn 30 triệu đồng từ tổ tiết kiệm để mua cây giống và vật tư. Nhờ đó cuộc sống của gia đình chị ngày càng phát triển.
Nhờ được hỗ trợ vay 30 triệu đồng từ tổ tiết kiệm và vay vốn của Chi phội Phụ nữ thôn 1 (thị trấn Phú Hòa), chị Huỳnh Thị Ngọc Hiền đầu tư làm 800 m2 nhà màng để trồng rau thủy canh. Hiện nay, mỗi tháng, vườn rau mang lại cho chị nguồn thu khoảng 20 triệu đồng.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Păh, Nguyễn Thị Thúy cho biết: Việc hỗ trợ vay vốn cho chị em phụ nữ trên địa bàn huyện phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội luôn nhận được sự quan tâm và tham gia của các chị em hội viên. Qua đó, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Bà Vi Thị Nghiên (thôn 1, thị trấn Phú Hòa) được vay 20 triệu đồng của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để đầu tư trồng hơn 1 sào măng tây. Vườn măng phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình bà. èo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.


ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.