Trạm Y tế xã Ia Rong tận tình phục vụ người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Là một trong những đơn vị điển hình trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân, Trạm Y tế xã Ia Rong (huyện Chư Pưh) luôn là địa chỉ tin cậy của bà con ở địa phương mỗi khi cần khám-chữa bệnh.
Xã Ia Rong có 7 thôn, làng, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 70%. Những năm qua, các y-bác sĩ, nhân viên của Trạm Y tế xã luôn thực hiện tốt lời dạy của Bác “Lương y như từ mẫu”, tận tình chăm sóc bệnh nhân. Cử nhân điều dưỡng Đào Thị Thanh Thúy-Phó Trưởng trạm Y tế xã Ia Rong-chia sẻ: “Công tác ở vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn rộng, đi lại khó khăn nhưng chúng tôi luôn cố gắng trau dồi kiến thức, nâng cao tay nghề và tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Mỗi ngày, Trạm thực hiện khám, cấp thuốc chữa bệnh cho khoảng 10 lượt người trong xã. Những ca bệnh thông thường, các y-bác sĩ chẩn đoán, xử lý nhanh tại trạm. Những ca bệnh vượt quá khả năng chuyên môn sẽ được chuyển lên tuyến trên kịp thời, không để tình huống xấu xảy ra”.
  Phó Trưởng trạm Y tế xã Ia Rong Đào Thị Thanh Thúy kiểm tra lại số thuốc tại trạm. Ảnh: N.T
Phó Trưởng trạm Y tế xã Ia Rong Đào Thị Thanh Thúy kiểm tra lại số thuốc tại trạm. Ảnh: N.T
Hiện Trạm y tế xã Ia Rong có 6 cán bộ, viên chức, trong đó có 2 bác sĩ, 3 điều dưỡng, 1 hộ sinh; bên cạnh đó còn có 7 nhân viên y tế thôn làng. Trong những năm qua, cơ sở khám-chữa bệnh không ngừng được đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp; đội ngũ y-bác sĩ được tăng cường, nâng cao năng lực chuyên môn; chất lượng khám-chữa bệnh đã được nâng lên, trung bình hàng năm số người dân đến khám và điều trị đạt trên 3.600 lượt.
Có mặt tại Trạm Y tế xã Ia Rong vào buổi chiều muộn, chúng tôi được chứng kiến sự ân cần của bác sĩ khi có 3 em nhỏ vào khám, trong đó có em Ksor HHuen (thôn Tưng Nong) bị ho, sốt. Bố mẹ đi làm xa, HHuen là chị cả trong nhà nên cứ mỗi lần bị đau bệnh là em xuống ngay Trạm Y tế xã để được các bác sĩ thăm khám, cho thuốc về uống. HHuen cho biết: “Các bác sĩ khám cho em rất nhiệt tình, vui vẻ nên em thấy yên tâm”.
Không chỉ làm tốt công tác khám-chữa bệnh cho người dân trên địa bàn, Trạm còn thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Trong 6 tháng đầu năm 2019, các bệnh truyền nhiễm được khống chế, không để bùng phát thành dịch. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được triển khai bằng nhiều hình thức sinh động như: tổ chức chiến dịch truyền thông; phổ biến tại các cuộc họp thôn, làng; treo pa nô, áp phích về phòng-chống sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, an toàn vệ sinh thực phẩm...
Với đội ngũ y-bác sĩ có chuyên môn vững vàng, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, 8 năm liền, Trạm Y tế xã Ia Rong được Sở Y tế khen tặng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhiều năm liền là tập thể lao động tiên tiến… Ông Phan Văn Hưng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Y tế huyện Chư Pưh-nhận xét: “Các bác sĩ tại Trạm Y tế xã Ia Rong luôn đảm bảo khâu khám-chữa bệnh ban đầu hiệu quả nên đã nhận được sự phản hồi tích cực từ phía người dân. Thời gian tới, Trạm sẽ được bổ sung nhân lực, các loại thuốc để phục vụ tốt hơn nhu cầu khám-chữa bệnh của người dân”.
 NGỌC THU

Có thể bạn quan tâm

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.