Lễ hội Giao thừa chào Xuân 2019: Hứa hẹn ấn tượng, hấp dẫn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lời Tòa soạn: Lễ hội Giao thừa mừng Xuân mới-chương trình được mong đợi nhất trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới sẽ tiếp tục được tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội gần như đã được hoàn tất. Xung quanh nội dung này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Chu Thị Thúy Hà-Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San.
* P.V: Là đơn vị được Ban tổ chức Lễ hội Giao thừa mừng Xuân Kỷ Hợi 2019 giao nhiệm vụ tổng đạo diễn phần biểu diễn nghệ thuật được truyền hình trực tiếp, hiện công tác chuẩn bị đã được Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San chuẩn bị như thế nào, thưa bà?
Nghệ sĩ Ưu tú Chu Thị Thúy Hà.
Nghệ sĩ Ưu tú Chu Thị Thúy Hà. Ảnh: T.D
- NSƯT CHU THỊ THÚY HÀ: Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San được Ban tổ chức Lễ hội Giao thừa mừng Xuân Kỷ Hợi 2019 giao nhiệm vụ biên tập kịch bản, chịu trách nhiệm nội dung và tổng đạo diễn phần nghệ thuật được truyền hình trực tiếp. Hơn 1 tháng nay, gần 70 nghệ sĩ của Nhà hát đã tập luyện hết mình cũng như chuẩn bị tốt các thiết bị âm thanh, ánh sáng. Đến thời điểm này, chúng tôi gần như đã hoàn tất công tác chuẩn bị để phục vụ cho buổi biểu diễn vào đêm Giao thừa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết.
Những ngày này, chúng tôi đang tích cực phối hợp cùng Công ty TNHH một thành viên Công trình Đô thị Gia Lai trang trí lễ đài, sân khấu; phối hợp cùng Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh và các nghệ nhân cồng chiêng thực hiện các buổi hợp luyện, sơ duyệt. Ngày 1-2 (tức 27 tháng Chạp), Thường trực Ban tổ chức lễ hội sẽ mời lãnh đạo tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng dự tổng duyệt chương trình. Hiện nay, các tiết mục nghệ thuật đã hoàn chỉnh, hệ thống điện đài và đạo cụ phục vụ biểu diễn đã được lắp đặt. Chúng tôi đã sẵn sàng để phục vụ tốt nhất cho nhân dân trong đêm hội Giao thừa. 
* P.V: Xin bà cho biết chủ đề của Lễ hội Giao thừa Xuân Kỷ Hợi 2019 và tiết mục điểm nhấn của chương trình?
- NSƯT CHU THỊ THÚY HÀ: Khác với mọi năm, năm nay chúng tôi lấy chủ đề “Xuân đất Việt-Tết quê hương” với mong muốn tạo nên một không gian gần gũi, ấm áp về mùa xuân quê hương trong thời khắc Giao thừa. Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San đã đầu tư khá kỹ lưỡng trong việc lựa chọn biểu diễn 10 tiết mục vui tươi, rộn ràng về Xuân quê hương, đất nước như: “Vị quê nhà”, “Chúc Tết mọi nhà”, “Đón Tết quê hương”, “Sớm nay mùa xuân”… 
Biểu diễn cồng chiêng tại Lễ hội Giao thừa chào Xuân 2018. Ảnh: Đ.T
Biểu diễn cồng chiêng tại Lễ hội Giao thừa chào Xuân 2018. Ảnh: Đ.T
Khi được Ban tổ chức Lễ hội Giao thừa mừng Xuân Kỷ Hợi 2019 giao nhiệm vụ, chúng tôi đã làm việc với cường độ cao để hoàn thiện kịch bản chương trình một cách đầy đủ và ý nghĩa nhất trong thời gian 60 phút (bắt đầu từ 23 giờ đêm 30 Tết). Để làm nổi bật chủ đề “Xuân đất Việt-Tết quê hương”, ngoài các tiết mục nêu trên thì chương trình còn có tiết mục hát múa “Hào khí dân tộc Việt” (sáng tác Đông Duy) do tập thể nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San biểu diễn. Với thời lượng 7 phút, đây là tiết mục trọng tâm và cũng là điểm nhấn cho chương trình. Không khí hào hùng của dân tộc được tái hiện trên sân khấu với trống trận, cờ quạt kể về nguồn gốc con Rồng-cháu Tiên của dân tộc Việt cũng như quá trình dựng nước, giữ nước qua hơn 4.000 năm lịch sử. Để giờ đây, chúng ta được đi giữa mùa xuân đất trời như thêu gấm, thêu hoa.
* P.V: Xin cảm ơn bà! 

Chương trình Lễ hội Giao thừa mừng Xuân Kỷ Hợi 2019 sẽ diễn ra từ 22 giờ ngày 4-2 đến 0 giờ 15 phút ngày 5-2. Chương trình do UBND tỉnh, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, UBND TP. Pleiku phối hợp cùng Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San thực hiện. Từ 23 giờ, chương trình sẽ được tường thuật trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh và tường thuật trực tuyến trên Báo Gia Lai điện tử. Đúng thời khắc Giao thừa sẽ có màn bắn pháo hoa chào đón năm mới kéo dài 15 phút do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đảm nhiệm.

Trần Dung (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.