Ngày mới ở làng Dơ Nông Ó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những vườn cà phê trĩu quả, các con đường thảm bê tông kéo dài và nhiều ngôi nhà khang trang mọc lên san sát… là minh chứng sinh động về cuộc sống no đủ đang hiện diện tại làng Dơ Nông Ó, xã Kông Htok, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai).

Ngồi nhìn bà con tất bật thu hái cà phê, già làng Rơmah Kul phấn khởi nói: “Mình năm nay 80 tuổi. Chứng kiến sự đổi thay từng ngày của làng, mình mừng lắm. Những năm trước, cuộc sống của bà con còn nghèo, chỉ biết trồng cây mì và lúa rẫy; trẻ con thì ít học. Vào mùa mưa, các tuyến đường đất trong làng lầy lội, không thể đi lại được, còn mùa nắng thì bụi mù mịt. Nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, có đường đi lại dễ dàng, thuận tiện giao thương, sản xuất nên đời sống của người dân nâng lên đáng kể. Bà con cũng được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa nước 2 vụ, trồng cà phê, mì và nuôi thêm heo, bò để phát triển kinh tế”.

  Già làng Rơmah Kul (bìa trái) và Trưởng thôn Rơmah Klơng (bìa phải) hướng dẫn người dân phơi, bảo quản cà phê. Ảnh: Mai Ka
Già làng Rơmah Kul (bìa trái) và Trưởng thôn Rơmah Klơng (bìa phải) hướng dẫn người dân phơi, bảo quản cà phê. Ảnh: Mai Ka



Nói rồi, già Kul nhanh nhẹn dẫn chúng tôi đến thăm các gia đình trong làng. Qua trò chuyện, chúng tôi được biết: Nhiều hộ dân đã biết cải tạo đất đai và đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm để vươn lên làm giàu. Điển hình như gia đình ông Siu Beng. 5 năm trước, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo. Vợ chồng ông phải đi làm thuê để trang trải cuộc sống. Năm 2017, được cán bộ vận động, hướng dẫn, vợ chồng ông vay vốn để mua 5 sào đất trồng mì. Sau 3 năm làm lụng, tích góp, gia đình ông Beng đã thoát nghèo và mua thêm 1 ha cà phê, 5 sào lúa nước. Có đủ đất đai canh tác, ông áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó, mỗi năm, gia đình ông Beng thu về trên 200 triệu đồng.

Ông Rơmah Klơng-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Dơ Nông Ó-cho hay: Làng hiện có 252 hộ với 1.084 khẩu. Cả làng có 378 ha đất sản xuất nông nghiệp. Người dân chủ yếu trồng cà phê, hồ tiêu, mì và lúa nước. Cùng với đó, bà con còn chăn nuôi gần 3.000 con gia súc, hơn 2.000 con gia cầm. Ngoài gia đình ông Beng thì trong làng còn rất nhiều hộ làm kinh tế giỏi như: Rơmah Blôm, Rơmah Din... “Những năm qua, nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, người dân đã tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ vậy, đời sống được nâng cao, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo. Đường làng, ngõ xóm được nâng cấp, bảo đảm lưu thông thuận tiện. Hàng năm, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường đạt 100%. Theo chuẩn nghèo đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo của làng hiện vẫn còn 31%. Chúng tôi phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10,5%”-ông Klơng cho biết.

Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng là, hiện làng Dơ Nông Ó đang triển khai xây dựng nhà văn hóa. Ảnh: Mai Ka
Với phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm, hiện làng Dơ Nông Ó đang triển khai xây dựng nhà văn hóa. Ảnh: Mai Ka


Về làng Dơ Nông Ó hôm nay, ai cũng phải trầm trồ trước sự ngăn nắp, sạch sẽ, yên bình của làng. Từ đường làng, ngõ xóm đến sân nhà, vườn tược… đều được quét dọn sạch sẽ. Bà con đào hố rác xa nhà ở, không còn thói quen xả rác tùy tiện ra môi trường. Trâu bò, heo gà… đều được làm chuồng trại nuôi nhốt, chất thải chăn nuôi được gom vào một chỗ để tận dụng làm phân bón cho cây trồng. Môi trường trong lành, sức khỏe của mọi người đảm bảo hơn, hạn chế được bệnh tật.

Ông Phạm Ngọc Thanh-Chủ tịch UBND xã Kông Htok-cho biết: Chúng tôi rất phấn khởi vì người dân làng Dơ Nông Ó luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, xây dựng làng ngày càng phát triển. Giai đoạn 2020-2022, Nhà nước đã hỗ trợ 3 giếng khoan cho làng; đầu tư làm mới 1 km đường giao thông nông thôn theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”; hiện đang triển khai xây dựng nhà văn hóa với kinh phí 377 triệu đồng, trong đó, người dân đóng góp 14 triệu đồng. Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ nhiều mặt để đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho người dân làng Dơ Nông Ó.

MAI KA

Có thể bạn quan tâm

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.