Công trình Mã Pì Lèng Panorama: Sẽ cho tồn tại, không phá dỡ toàn bộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
UBND tỉnh Hà Giang thống nhất quan điểm sẽ không phá dỡ toàn bộ công trình Panorama nhưng sẽ cải tạo thành điểm dừng chân, không có lưu trú.
 Công trình vi phạm trật tự tại đèo Mã Pí Lèng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Đ.HUỲNH
Công trình vi phạm trật tự tại đèo Mã Pí Lèng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Đ.HUỲNH
Tỉnh Hà Giang vừa lấy ý kiến các chuyên gia, đơn vị có liên quan về việc xử lý công trình Panorama tại đèo Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc, Hà Giang).
Sau khi lấy ý kiến các chuyên gia, UBND tỉnh Hà Giang thống nhất quan điểm sẽ không phá dỡ toàn bộ công trình Panorama nhưng sẽ cải tạo thành điểm dừng chân, không có lưu trú.
Theo UBND tỉnh Hà Giang, việc cải tạo cần đảm bảo theo kiến trúc truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc trên cao nguyên đá Đồng Văn, đảm bảo an toàn và xử lý rác thải đúng quy định.
Dự kiến trong tháng 3.2020, bản thiết kế công trình Paranoma sẽ tiếp tục được chỉnh sửa, sau đó sẽ được gửi lên Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Trường Đại học Kiến trúc, Ủy ban UNESCO, Cục Di sản Văn hóa.
Xung quanh việc xử lý công trình vi phạm này có nhiều ý kiến trái chiều. Ảnh: A.TUẤN
Xung quanh việc xử lý công trình vi phạm này có nhiều ý kiến trái chiều. Ảnh: A.TUẤN
Công trình Mã Pì Lèng Panorama được xây dựng từ năm 2018, đưa vào sử dụng đầu năm 2019. Nhà cao 7 tầng, nằm thoải theo sườn đèo, có 5 ban công lớn.
Theo nữ chủ nhân khách sạn Panorama, bà mua mảnh đất này ngày xưa là mỏm đá hoang với giá 70 triệu đồng. 4 năm sau, bà chuyển đổi từ giấy tờ viết tay thành bìa đỏ, chính thức sở hữu đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà Ánh do Sở Tài nguyên và môi trường cấp ngày 31.5.2016, thuộc loại đất trồng cây hàng năm.
Theo báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Giang, dù công trình này đã đi vào hoạt động nhưng chưa có giấy chứng nhận đầu tư, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chưa được cấp giấy chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư, xây dựng; chưa được cấp giấy phép xây dựng.
Theo THÔNG CHÍ (LĐO)

https://laodong.vn/bat-dong-san/cong-trinh-ma-pi-leng-panorama-se-cho-ton-tai-khong-pha-do-toan-bo-791276.ldo

Có thể bạn quan tâm

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

(GLO)- Mạng lưới giao thông kết nối đang được tỉnh Gia Lai quan tâm đầu tư, nhiều dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường đến vùng khó đang dần hoàn thiện mang đến cơ hội phát triển, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.