Chư Sê: Quan tâm hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo thống kê, huyện Chư Sê, Gia Lai hiện có hơn 1.000 người nhiễm chất độc da cam, trong đó có 800 người tham gia hoạt động kháng chiến. Toàn huyện có 485 gia đình có nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC); số gia đình có từ 2 đến 6 nạn nhân là 68 hộ. Thời gian qua, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể địa phương luôn hỗ trợ, động viên, giúp gia đình nạn nhân ổn định cuộc sống.
Nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực  
Ông Nguyễn Xuân Thủy-Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Chư Sê-cho biết: Đời sống của các NNCĐDC thấp hơn mức trung bình của địa phương, nhất là những gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để giúp họ vươn lên, ổn định cuộc sống, huyện luôn có những hoạt động hỗ trợ thiết thực.
  Hội NNCĐDC/dioxin huyện Chư Sê tặng bò cho 1 gia đình trên địa bàn. Ảnh: N.N
Hội NNCĐDC/dioxin huyện Chư Sê tặng bò cho 1 gia đình trên địa bàn. Ảnh: N.N
6 tháng đầu năm 2019, Hội đã vận động ủng hộ Quỹ “Chăm sóc giúp đỡ NNCĐDC” được 313 triệu đồng. Từ nguồn kinh phí này, Hội đã tặng 365 suất quà với tổng trị giá gần 150 triệu đồng cho 365 NNCĐDC; phối hợp với Hội Bảo trợ Trẻ em Việt Nam nhiễm dioxin tại Pháp hỗ trợ nuôi dưỡng thường xuyên 16 trẻ em là NNCĐDC có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (định mức 5 triệu đồng/em/năm). Thực hiện chương trình “Hỗ trợ vay vốn để giải quyết việc làm, cải thiện đời sống, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho NNCĐDC tại gia đình và cộng đồng”, Hội đã hỗ trợ 3 gia đình ở xã Bờ Ngoong vay vốn chăn nuôi bò sinh sản với tổng số vốn 36 triệu đồng. Thông qua Quỹ Nhân ái (Báo Dân Trí), Hội cũng hỗ trợ 45 triệu đồng 1 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ bị bệnh hiểm nghèo, có 2 con là NNCĐDC. Ngoài ra, Hội còn phối hợp với nhóm thiện nguyện quận 4 (TP. Hồ Chí Minh) tặng 200 suất quà cho các em học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (xã Ia Tiêm) và các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại làng Ka (xã Ia Tiêm) với tổng số tiền 60 triệu đồng. Hội cũng đã vận động đưa 28 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam đi xông hơi giải độc.
Giúp NNCĐDC phát triển kinh tế
Được sự quan tâm giúp đỡ của Hội NNCĐDC/dioxin và các ban, ngành, đoàn thể, gia đình bà Võ Thị Xô (có 6 NNCĐDC, tổ 10, thị trấn Chư Sê) đã có được căn nhà tươm tất. Bà Xô xúc động chia sẻ: “Chồng tôi trước đây là dân công phục vụ kháng chiến. Vợ chồng tôi sinh được 8 người con, mất 2 còn 6, trong đó có 2 con bị ảnh hưởng chất độc da cam khiến các cháu bị khuyết tật nặng, không thể tự chăm sóc bản thân. Ngoài ra, 4 người cháu của tôi cũng bị ảnh hưởng. Trước đây, căn nhà của gia đình xuống cấp nhưng vì kinh tế khó khăn nên không có điều kiện xây dựng. Được Hội NNCĐDC/dioxin huyện hỗ trợ 50 triệu đồng và sự chung tay của các cấp, các ngành, năm 2017, gia đình xây dựng được căn nhà khang trang giúp có chỗ ở ổn định, chăm lo phát triển kinh tế. Hiện nay, gia đình tôi đã thoát nghèo”.
Giúp các NNCĐDC và gia đình có việc làm, có kế sinh nhai luôn là nỗi trăn trở của những người làm công tác Hội. Được các cấp, các ngành quan tâm, từ năm 2011 đến nay, 47 gia đình NNCĐDC được Hội hỗ trợ bò sinh sản để chăn nuôi. Nhờ vậy, hơn chục hộ đã thoát nghèo.
Theo ông Thủy, thời gian tới, ngoài hoạt động thăm hỏi, tặng quà nhân các ngày lễ lớn, Hội sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình “Hỗ trợ vay vốn để giải quyết việc làm, cải thiện đời sống, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho NNCĐDC tại gia đình và cộng đồng”. Năm 2019, Hội phấn đấu huy động 120-150 triệu đồng để hỗ trợ bò sinh sản cho 10 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đến cuối năm 2019, phấn đấu có 5-7 gia đình thoát nghèo bền vững. Chú trọng khảo sát bổ sung số cán bộ hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam và xây dựng, củng cố tổ chức Hội từ huyện đến cơ sở, vận động xây dựng quỹ đạt trên 500 triệu đồng/năm để góp phần chăm lo cho các NNCĐDC tốt hơn.
 NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.
Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.
Chị Nguyễn Thị Tâm (bìa trái) cẩn thận đóng hũ từng suất ăn sáng trước khi phát cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

“Bữa sáng yêu thương” ở Trung tâm Y tế huyện Ia Pa

(GLO)- 7 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, điều dưỡng Nguyễn Thị Tâm (Phòng Điều dưỡng-Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã nấu hàng ngàn suất ăn sáng cho bệnh nhân nghèo với mong muốn tiếp thêm động lực để người bệnh vượt qua khó khăn, yên tâm điều trị bệnh.