Cảnh đời nghiệt ngã

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Quá đau đớn vì ung thư tuyến mang tai giai đoạn cuối mà không có tiền chữa trị, ông Huỳnh Văn Tấn (SN 1964, tổ 7, phường Đống Đa, TP. Pleiku, Gia Lai) tìm đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai sống nhờ cơm, cháo từ thiện, tối ngủ hành lang trong gió mưa lạnh lẽo để chờ đợi những tấm lòng hảo tâm.
Co ro trên ghế đá một góc nhỏ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh tái phát dẫn đến méo cả miệng, tiếng nói không rõ nhưng khi biết có người hỏi thăm, ông Tấn vẫn cố nén nỗi đau rồi kể như chực khóc: “Số phận tôi khổ quá! Bây giờ lại mắc bệnh hiểm nghèo, vợ chồng ly hôn, 2 con đã có gia đình riêng nhưng cuộc sống quá khó khăn cũng không đỡ đần gì được cho bố”.
  Ông Tấn được chị Phương giúp đỡ lấy những bát cháo từ thiện ở bệnh viện. Ảnh: Đ.Y
Ông Tấn được chị Phương giúp đỡ lấy những bát cháo từ thiện ở bệnh viện. Ảnh: Đ.Y
25 năm trước, vì nghèo khổ, ông bươn bả khắp nơi mưu sinh, vợ làm công nhân. Do mâu thuẫn không hòa giải được nên vợ chồng ông ly hôn. Khi ấy, 2 con ở với mẹ, ông đi làm xa nhà và thỉnh thoảng gửi tiền về cho vợ nuôi con. Ông không đi bước nữa, quanh năm suốt tháng đi làm thuê, nơi đâu cũng là nhà. Cho đến khi thấy trong người không còn sức, ông nhận làm công cà phê cho một gia đình ở huyện Chư Sê, ở luôn tại nhà rẫy với tiền công 4 triệu đồng/tháng, đủ sống qua ngày. “Cách đây 9 năm, tôi thấy phía sau mang tai nổi hạch đau nhức, đi khám thì bác sĩ chẩn đoán bị ung thư tuyến mang tai. Ngày ấy, có ít tiền tích lũy, tôi phẫu thuật cắt bỏ hạch”-ông Tấn trải lòng.
Tưởng sẽ khỏi hẳn nhưng không ngờ hạch lại tái phát và nổi lên nhiều hơn. Đến tháng 3-2018, không còn tiền chữa trị và không chịu được đau đớn nên ông tìm đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh cầu cứu. Hàng ngày, ông sống vật vờ nhờ những suất cơm, cháo từ thiện qua ngày, tối đến tá túc ở hành lang bệnh viện trong gió mưa lạnh lẽo. Rồi như người “chết đuối vớ được cọc”, được sự giúp đỡ của điều dưỡng Khoa Ngoại tổng hợp Nguyễn Thị Thanh Phương (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) khi kết nối với các Mạnh Thường Quân của Quỹ Tự phát Pleiku, ông Tấn được hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, khối u tuyến mang tai đã di căn nên không phẫu thuật được mà phải điều trị thường xuyên, mỗi ngày hết khoảng hơn 1 triệu đồng tiền thuốc. Nhưng điều trị được 10 ngày thì hết tiền, lại phải xin ra viện. Từ bấy đến nay, mỗi lần cần vệ sinh vết mổ, ông Tấn lại cầu cứu các điều dưỡng ở Bệnh viện. “Bệnh của tôi ngày một thêm nặng, thôi thì cứ nương nhờ Bệnh viện, sống được ngày nào hay ngày đó”-ông Tấn nghẹn ngào.
Là người kêu gọi các Mạnh Thường Quân hỗ trợ kinh phí giúp đỡ ông Tấn, chị Nguyễn Thị Thanh Phương trăn trở: “Công tác ở Bệnh viện này 18 năm nay, thấy nhiều mảnh đời bất hạnh mắc bệnh hiểm nghèo tôi đều kêu gọi giúp đỡ, nhưng chưa có hoàn cảnh nào đáng thương như ông Tấn. Người đàn ông sống trong cảnh đời nghiệt ngã, không chốn nương thân. Trong tâm tôi nghĩ, với tình trạng sức khỏe hiện nay, ông Tấn không còn sống được bao lâu nữa. Thế nên, mong mọi người ra tay giúp đỡ, ngành chức năng giúp ông làm sổ hộ nghèo để được hỗ trợ phần nào. Bảo hiểm y tế đã có Quỹ Tự phát Pleiku hỗ trợ mua giúp ông nhưng phải chờ 1 tháng nữa mới có. Quỹ Tự phát Pleiku cũng muốn giúp ông thuê một căn phòng giá rẻ ở gần Bệnh viện Đa khoa tỉnh để tiện đi lại chữa bệnh. Mong rằng những ngày cuối đời, ông Tấn phần nào bớt đi đớn đau, khổ sở”.
Mọi sự giúp đỡ cho ông Huỳnh Văn Tấn xin liên hệ chị Nguyễn Thị Thanh Phương-điều dưỡng Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh, số điện thoại 0989025778 hoặc Báo Gia Lai, 2A Hoàng Văn Thụ, TP. Pleiku (liên hệ chị Lệ Hằng-Phó Trưởng phòng Bạn đọc-Báo ảnh-Tư liệu Báo Gia Lai, số ĐT: 0943065095).
Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.
Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.
Chị Nguyễn Thị Tâm (bìa trái) cẩn thận đóng hũ từng suất ăn sáng trước khi phát cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

“Bữa sáng yêu thương” ở Trung tâm Y tế huyện Ia Pa

(GLO)- 7 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, điều dưỡng Nguyễn Thị Tâm (Phòng Điều dưỡng-Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã nấu hàng ngàn suất ăn sáng cho bệnh nhân nghèo với mong muốn tiếp thêm động lực để người bệnh vượt qua khó khăn, yên tâm điều trị bệnh.
602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 16 và 17-3, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các huyện: Krông Pa, Đak Đoa, Đak Pơ và Đoàn từ thiện Phước Huệ (phường 15, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh) tặng quà cho người dân tộc thiểu số nghèo, bệnh nhân phong, người khuyết tật tại địa phương.