"Kho thóc tình thương" làng Hyêr

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phát huy nội lực giúp nhau xóa đói giảm nghèo chính là giải pháp hữu hiệu trong điều kiện nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn hạn hẹp. Tại xã Ayun (huyện Mang Yang), mô hình “Kho thóc tình thương” của  phụ nữ làng Hyêr đã giúp ích cho nhiều gia đình trong mùa giáp hạt, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của cộng đồng người Bahnar trên vùng đất nghèo.

Làng Hyêr có trên 100 hộ người Bahnar thì có đến 40% là hộ nghèo, 50% là hộ cận nghèo. Phần lớn hộ nghèo đều thiếu đất sản xuất, lại rất đông con. Vì vậy, dù cố gắng làm lụng quanh năm nhưng họ vẫn chưa thể thoát nghèo. Vào thời điểm tháng 8, tháng 9 hàng năm, khi cây lúa chưa được thu, cây mì mới xuống gống, nhiều hộ rơi vào cảnh thiếu ăn. Cảnh nghèo đói diễn ra và lặp lại theo chu kỳ. Thế nhưng, từ ngày Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện vận động hội viên xây dựng mô hình “Kho thóc tình thương”, cái đói cơ bản đã được giải quyết. Đây là giải pháp hữu hiệu hỗ trợ đời sống cho người dân làng Hyêr mà không cần trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

 

Người dân làng Hyêr đồng tình ủng hộ mô hình “Kho thóc tình thương”. Ảnh: N.B
Người dân làng Hyêr đồng tình ủng hộ mô hình “Kho thóc tình thương”. Ảnh: N.B

Hình thức xây dựng và duy trì kho thóc đơn giản nhưng lại khá hiệu quả, hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh thực tế của các hộ trong làng. Chị Nang-Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ làng Hyêr, cho biết: “Chúng tôi huy động mỗi hộ đóng góp 10 kg thóc vào “Kho thóc tình thương” của làng sau vụ gặt. Hộ nào đến mùa giáp hạt thiếu đói có thể mượn thóc ăn trước, đến mùa trả số thóc đã mượn và đóng thêm 10 kg như những hộ khác. Mọi người thấy mô hình thiết thực, ý nghĩa, lại tăng thêm tình đoàn kết nên rất tự giác, nhiệt tình tham gia. Năm vừa rồi, mô hình này đã đáp ứng đủ nhu cầu cho các hộ thiếu đói trong làng, không còn ai phải ra ngoài vay thóc, vay tiền với lãi suất cao nữa”.

Chị Vơl-một hộ nghèo trong làng từ nhiều năm nay vẫn phải sống trong cảnh chạy ăn từng bữa. Một mình chị phải đi làm nuôi mẹ già, người chồng hay đau ốm và 7 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Với chị, kiếm đủ ăn đã khó chứ nào dám mong thoát nghèo. Chị Vơl cho biết lúc ngặt nghèo, chị còn phải đi vay “nóng” bên ngoài với lãi suất cao để giải quyết khó khăn trước mắt. Thế nhưng, từ khi có “Kho thóc tình thương”, không những chị mà một số hộ nghèo trong làng được san sẻ bớt khó khăn theo tinh thần “Lá lành đùm lá rách” của cộng đồng. Chị chia sẻ: “Từ ngày làng mở kho thóc, mình đỡ hẳn nỗi lo mùa giáp hạt. Không phải đi vay lãi, mình đỡ được gánh nặng”.

 

Chị Nang-Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ làng Hyêr: “Cùng với các chương trình hỗ trợ thiết thực khác của Đảng và Nhà nước, công tác giảm nghèo của địa phương sẽ được triển khai thuận lợi hơn nhờ những mô hình thiết thực như thế này. Đây còn là mô hình để kết nối cộng đồng, giữ gìn truyền thống đoàn kết của người Bahnar”.

Cùng cảnh ngộ như chị Vơl, vì thế, khi làng mở kho thóc, gia đình chị Nhon tích cực tham gia ngay từ đầu. “Gia đình mình không có ruộng, rẫy, con thì đông. Ngoài đi làm thuê mình không biết làm gì khác để kiếm tiền. Mình đã tham gia đóng góp vào kho thóc của làng ngay từ đầu, bây giờ chưa cần nhưng đến lúc khó khăn, mình sẽ được làng tạo điều kiện cho vay lại”-chị Nhon nói. Hiệu quả thiết thực của kho thóc nhìn thấy rõ khi giúp nhiều gia đình vượt qua lúc khó khăn. Chính vì vậy, mô hình này có sức lan tỏa đến tất cả những hộ dân trong làng. Gia đình bà Nham mặc dù không thuộc diện khó khăn nhưng vẫn tự nguyện tham gia đóng góp. Bà nói từ ngày có kho thóc, bà học được tính tiết kiệm, mỗi năm bớt chút thóc của gia đình để đóng góp vào kho thóc chung, chia sẻ khó khăn với các gia đình khác.

Ngoài việc cho vay thóc cứu đói, “Kho thóc tình thương” của làng Hyêr còn làm được việc hữu ích nữa là bán số thóc dư thừa lấy tiền cho hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất. Mặc dù số tiền chưa nhiều, nhưng bước đầu mô hình này được người dân đồng lòng ủng hộ.

Nguyên Bình

Có thể bạn quan tâm

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Tết Trung thu luôn là khoảng thời gian mà các em nhỏ khắp cả nước mong ngóng, háo hức. Trung thu về, bao em nhỏ sống trong vòng tay cha mẹ, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, còn nhiều trẻ em kém may mắn khác thì thế nào, đặc biệt năm nay có nhiều biến cố xảy đến?
Đồng lòng hướng về bà con vùng lũ

Gia Lai đồng lòng hướng về bà con vùng lũ

(GLO)- Sau khi cơn bão Yagi (bão số 3) gây thiệt hại nặng nề tại các tỉnh phía Bắc, người dân cả nước, trong đó có Gia Lai đã đồng lòng hướng về bà con vùng bão lũ bằng nhiều cách thức ủng hộ thiết thực, đậm nghĩa đồng bào. Đến 16-9,  Gia Lai đã ủng hộ hơn 8 tỷ đồng và nhiều hàng hóa.

Tết Trung thu ấm áp cho trẻ em mồ côi Gia Lai

Tết Trung thu ấm áp cho trẻ em mồ côi Gia Lai

(GLO)- Trong không khí rộn ràng của mùa Tết Trung thu 2024, một số đơn vị, tổ chức, nhóm thiện nguyện, câu lạc bộ, nhà hảo tâm đã cùng nhau tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để mang lại niềm vui và sự ấm áp cho trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt của tỉnh Gia Lai.
10 chuyến xe chở gần 200 tấn hàng của Gia Lai, Kon Tum lăn bánh hướng về đồng bào miền Bắc

10 chuyến xe chở gần 200 tấn hàng của Gia Lai, Kon Tum lăn bánh hướng về đồng bào miền Bắc

(GLO)- Chiều 13-9, tại Công viên Đồng Xanh (TP. Pleiku), Nhà xe Phi Hổ, Công ty cổ phần Hoàng Kim Tây Nguyên và Chủ nhà hàng Đồng Xanh Thuận Sơn tổ chức 10 “chuyến xe nghĩa tình” chở gần 200 tấn hàng cứu trợ của người dân Gia Lai, Kon Tum hướng về đồng bào miền Bắc bị thiệt hại bởi cơn bão số 3.

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Vào thời điểm này, người dân cả nước đều hướng trái tim về miền Bắc. Mọi người đều mong muốn được chung tay sẻ chia cùng đồng bào đang hoạn nạn, nhưng chúng ta cũng nên hiểu và thực hiện đúng những quy định, nguyên tắc để có thể đảm bảo an toàn.
Người miền Trung lên đường ra giúp bà con ở tâm bão Yagi: Trả ân tình những mùa bão lũ trước

Người miền Trung lên đường ra giúp bà con ở tâm bão Yagi: Trả ân tình những mùa bão lũ trước

Bão Yagi vừa quét qua, các nhóm thiện nguyện, hội phản ứng nhanh ở Huế, Quảng Bình, Đà Nẵng… đã sẵn sàng lên đường ra miền Bắc. Đó là cách mà khúc ruột miền Trung bày tỏ lòng biết ơn vì đã nhận được nhiều ân tình của bà con cả nước, trong những trận bão lũ trước đây.