Chớ nên đố kỵ!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông bà, cha mẹ không ai không tự hào và vui mừng với thành quả học tập của con cháu mình. Do đó, cuối học kỳ hay tổng kết năm học, các cháu đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, học sinh giỏi hay tiên tiến là tung hình ảnh giấy khen và ảnh của các cháu lên như một sự báo công cho bạn bè, người thân (nhất là người thân ở xa) để biết mừng cho cháu. Điều đó không có gì là sai vì tâm lý chung như thế.
Từ cổ chí kim, ai cũng muốn con cháu ngoan hiền, chăm học. Trước đây là bảng danh dự, nay là giấy khen, bằng khen cho học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố hay quốc gia đó là lẽ đương nhiên cho niềm tự hào của gia đình và dòng tộc. Thậm chí, nhiều gia đình khá giả treo tiêu chuẩn “học giỏi có thưởng” để động viên con em như cho hưởng một chuyến du lịch ở nước ngoài hay thăm thú những danh lam thắng cảnh. Những bữa tiệc được tổ chức hoành tráng nhất là khi các cháu tốt nghiệp phổ thông hay tốt nghiệp đại học... nhằm ra mắt với thiên hạ để sẻ chia niềm vui đích thực với gia đình.
Việc lên mạng xã hội để khoe thành tích không có gì để trách hay phê phán và cũng không ai cấm. Việc cầu thị sự tiến bộ ai mà chẳng mong muốn nhưng e ngại nhất là sự đố kỵ. Không ít người ganh tị, sợ người hơn ta rồi cho rằng đó là khoác lác, khoe khoang. Suy nghĩ như vậy là ích kỷ nhỏ nhen, đáng lẽ lấy sự vui mừng của người khác để khuyên răn con cháu mình cố gắng học tập trau dồi để tiến thân thì ngược lại là dè bỉu, chê bai là điều không nên có. Truyền thống qua bao đời nay là tôn vinh sự học, tôn sư trọng đạo, học để biết, để vận dụng kiến thức, tri thức phục vụ xã hội và nhằm thay đổi cuộc đời được tốt đẹp hơn. Với tâm lý ấy mới có được tương lai tươi sáng chứ không thể cho là khoe khoang được.
Xét về mặt tích cực là rất rõ ràng, sự vui mừng được lan tỏa, được chia sẻ là một diễm phúc đối với gia đình và xã hội. Ông bà ta đã từng khuyên: Đem chuông đi đánh xứ người thì tiếng chuông ấy phải được ngân vang là điều không sai. Có không ít người với tính bảo thủ cho rằng “Sự học ngày nay đã hỏng rồi” là vô cớ, vì chỉ nhận thấy qua những hiện tượng tiêu cực xảy ra trong ngành Giáo dục mà đã quy kết một cách hồ đồ. Thậm chí, có người cho rằng môi trường giáo dục hiện nay mang bệnh thành tích nên không còn giá trị về đào tạo nhân tài. Vậy nên, học sinh được khen thưởng cũng chỉ là hình thức không lấy gì tự hào! Nhìn xa hơn thì cho rằng giáo dục Việt Nam là cái lò đúc tiến sĩ, giáo sư huống hồ gì kết quả học tập ở bậc phổ thông. Mong sao đừng có cái nhìn thiển cận như thế tội nghiệp cho thế hệ hôm nay lắm thay!
Trong nhiều lĩnh vực của đời sống, mọi người cần thi đua chứ không nên ganh đua. Có một bộ phận nhỏ khi đọc trên trang mạng của bạn bè, của người khác là đem lòng hằn học quay lại quở trách con cháu mình bằng những lời lẽ không hay chút nào.
Theo quan niệm của người viết bài này, không có gì là sai vì không có niềm vui nào hơn khi con cháu được phát triển bằng cách tự lực của chính bản thân và muốn chia sẻ để nhận được sự đồng cảm của nhiều người. Đẹp khoe xấu che là lẽ thường tình. Vì vậy, sự xôn xao lên mạng xã hội không có gì đáng trách khi mà trong lòng họ không có ý khoe khoang là con cháu mình hơn người. Còn ai cho rằng học sinh bây giờ giỏi nhiều là do bệnh thành tích là hoàn toàn không phù hợp. Bởi lẽ, điều kiện về vật chất và cơ sở phục vụ cho học tập đầy đủ hơn, tiện ích hơn là yếu tố cho sự tiến bộ không thể chối cãi. Vui lắm và tự hào lắm chứ cho các thế hệ hôm nay và ngày mai.
NGUYỄN TẤN HỶ

Có thể bạn quan tâm

Trao 27 suất quà cho đoàn viên, người lao động mắc bệnh hiểm nghèo ở huyện Đức Cơ và TP. Pleiku

Trao 27 suất quà cho đoàn viên, người lao động mắc bệnh hiểm nghèo ở huyện Đức Cơ và TP. Pleiku

(GLO)- Ngày 15-5, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai cùng đại diện các Ban của LĐLĐ tỉnh thăm và tặng quà 6 đoàn viên, người lao động bị bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Đức Cơ, mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng.
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phát động Tháng Nhân đạo

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phát động Tháng Nhân đạo

(GLO)- Sáng 12-5, tại xã Đăk Pơ Pho (huyện Kông Chro), Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Huyện Đoàn Kông Chro tổ chức lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo-Trao nhận yêu thương”.

Ấm lòng bữa cơm 15 ngàn đồng

Ấm lòng bữa cơm 15 ngàn đồng

(GLO)- Hơn 4 năm qua, mỗi năm có gần 100 học viên là bộ đội xuất ngũ và học viên người dân tộc thiểu số được cán bộ, giáo viên Trường Cao đẳng Nghề số 21 (Binh đoàn 15) nấu những bữa cơm đảm bảo ăn no, đủ chất với giá chỉ 15 ngàn đồng.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn do sạt lở đất ở tỉnh Hà Tĩnh

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn do sạt lở đất ở tỉnh Hà Tĩnh

(GLO)- Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai vừa cùng đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên gia đình 2 nạn nhân Đinh Sơn và Đinh Hlum (cùng trú ở xã Kông Chiêng, huyện Mang Yang) bị tử vọng do sạt lở đất tại tỉnh Hà Tĩnh.