Phía sau hai chữ "mất rừng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Một trong những vấn đề được các đại biểu tập trung thảo luận tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV là tình trạng phá rừng chưa được ngăn chặn hiệu quả trong nhiều năm qua. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm tài nguyên, tăng mức độ tàn khốc của thiên tai bão lũ, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống con người. Tình trạng này đòi hỏi chính quyền các địa phương cần tăng cường hơn nữa tinh thần trách nhiệm trong việc giữ rừng.

Hơn 2 tuần trước, giữa lúc một số tỉnh Bắc miền Trung và miền núi phía Bắc bị lũ lụt hoành hành, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói: “Cây gỗ chứ có phải cây kim đâu mà không phát hiện được, liệu có vấn đề tiêu cực gì không?”. Chuyện tuy không mới nhưng cách đặt vấn đề của Thủ tướng một lần nữa khiến nhiều người suy nghĩ về nguyên nhân thực sự của tình trạng mất rừng ở nước ta. 

 

Ảnh internet
Ảnh internet

Sau nhiều nỗ lực của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và người dân, diện tích rừng nước ta đã tăng trở lại (năm ngoái tăng hơn 315.800 ha, độ che phủ rừng tăng 0,35% so với năm 2015). Chủ trương xã hội hóa nghề rừng đã dần được hiện thực hóa, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng. Rừng đã trở thành thế mạnh của một số địa phương.

Thế nhưng một khi Thủ tướng phải nói rằng: “Gỗ rừng không phải cây kim” thì chứng tỏ những tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng là không hề nhỏ. Cây kim dĩ nhiên là dễ che giấu. Còn gỗ rừng, nhỏ thì vài ba mét, lớn thì hàng chục mét, nặng hàng tấn, sao có thể đi qua trạm kiểm lâm mà không ai nhìn thấy!

Tại phiên thảo luận tình hình kinh tế-xã hội vào sáng 31-10, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận) cho rằng, tình trạng phá rừng là minh chứng cho thực trạng “trên nóng, dưới lạnh”, nhất là khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đóng cửa rừng tự nhiên. Những vụ phá rừng vừa qua ở một số địa phương nói lên thực trạng vô hiệu hóa các quyết định của Chính phủ. Để chứng minh cho lời phát biểu của mình, vị đại biểu này kể lại câu chuyện một doanh nghiệp giữ rừng và kết luận: “Nếu không có sự tiếp tay của chính quyền sở tại và kiểm lâm thì lâm tặc không thể phá rừng ghê gớm đến như vậy”.

Rồi ông tiếp tục lập luận: Một cây to có đường kính 1 m, phải mất từ 70 năm đến 100 năm mới có được nhưng đối với lâm tặc thì chỉ khoảng mười phút là phá sạch. Một trạm kiểm lâm trong một đêm có từ 80 đến 100 xe máy đi qua, mỗi xe chở khoảng 4 khúc gỗ và phải nộp cho kiểm lâm từ 300.000 đến 400.000 đồng thì số tiền thu lợi bất chính là không hề nhỏ. Nếu cứ như vậy thì chẳng bao lâu nữa còn đâu là rừng. Những con số về tình trạng mất rừng ở Tây Nguyên, những nguy cơ về môi trường, biến đổi khí hậu lại một lần nữa được nhắc lại trên nghị trường qua lời phát biểu của nữ đại biểu Ksor Phước Hà (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai) được truyền hình trực tiếp đã nhận được sự quan tâm chia sẻ của nhiều người.

Chợt nhớ, mấy tháng trước, lời phát biểu như tiếng kêu cứu cho môi trường Tây Nguyên của nữ đại biểu này cũng đã từng làm xôn xao dư luận khi cho rằng: “Các sinh vật đang ngày đêm tìm cách sinh tồn dưới sự truy sát của con người”. Bởi lẽ, thực tế đâu chỉ có gỗ rừng, mà đến đất rừng cũng bị đào xới mang đi bán khiến thảm thực vật-nơi sinh tồn của những sinh vật nhỏ bé nhất cũng bị hủy diệt.

Mỗi năm cả nước xảy ra hơn 7.000 vụ phá rừng, hơn 20.000 vụ vận chuyển, chế biến, buôn bán lâm sản trái phép. Nguyên nhân không chỉ vì sinh kế của người nghèo, người thiếu đất phải khai hoang, lấy đất làm nương rẫy!

Rừng bị phá bởi lâm tặc, rừng còn bị phá quy mô hơn khi có sự tiếp tay của một số cán bộ thoái hóa biến chất cấu kết với doanh nghiệp, lợi dụng danh nghĩa các dự án phát triển kinh tế, biến rừng giàu thành rừng nghèo, rừng nghèo thành đất trống đồi trọc rồi chuyển mục đích sử dụng trái pháp luật để trục lợi, bất chấp những hậu quả gây ra cho môi trường sinh thái.

Chính phủ đã quyết định đóng cửa rừng tự nhiên. Vậy thì không lý gì gỗ đưa ra khỏi rừng mà lực lượng chức năng không biết. Bởi lẽ, gỗ rừng không phải là cây kim. Rừng mất, nước ngầm cạn kiệt, đất đai khô cằn, nguy cơ sa mạc hóa Tây Nguyên và nhiều địa phương khác là điều khó tránh khỏi nếu không có chính sách xứng tầm đối với rừng và người giữ rừng.

Tàn phá môi trường vì bất cứ lý do gì cũng là hành vi đi ngược lại chỉ dấu của thế giới văn minh. Hành vi ấy phải được ngăn chặn, phải bị pháp luật nghiêm trị, để cuộc sống không còn “những cây kim” do những cái nhắm mắt làm ngơ, những cái tặc lưỡi cho qua của những người được Nhà nước trả lương để thực thi nhiệm vụ giữ rừng.

Nguyễn Vân

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.