Nuôi con nằm im lìm dưới ao, nhả "mớ trứng", bán đắt như vàng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Chàng trai Trần Văn Tuân, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định tiết lộ, thất bại từ mô hình nuôi lợn, anh đã mạnh dạn học hỏi, áp dụng mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc...
Sau một thời gian dài lăn lộn, mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc đã cho gia đình anh Trần Văn Tuân thu hoạch tiền tỷ mỗi năm.
Thất bại nhưng… không nản
Nhắc đến chàng trai Trần Văn Tuân (SN 1982, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) không ai xa lạ. Với tinh thần vượt khó, sau nhiều năm miệt mài gắn bó với “nhà nông” đến nay anh đã gây dựng được cả một cơ đồ mà ai nhìn vào cũng thích thú. Đó là mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc.
Rót chén nước trà đặc quánh, anh bật mí cho phóng viên cơ duyên đưa anh đến với nghề. Sinh ra trên mảnh đất thuần nông, quanh năm làm bạn với ruộng vườn, ngay từ nhỏ chàng thanh niên Tuân đã thấm thía được sự khó khăn, nỗi khổ của gia đình nghèo.
Kỹ thuật cấy ngọc vào trai đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ
Kỹ thuật cấy ngọc vào trai đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, năm 2003, học hết lớp 12, Tuân xin bố mẹ đi bộ đội. Tại đơn vị chàng trai luôn khao khát học hỏi, trau dồi kiến thức. Tuân mơ ước ra quân sẽ được nhà nước tạo điều kiện cho đi học nghề rồi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Năm 2005 ra quân, Tuân đi Hàn Quốc lao động. 6 năm lao động ở nước ngoài, anh nuôi ý tưởng cố gắng làm ăn, tích cóp tiền của để về quê hương đầu tư làm ăn.
Năm 2011, về nước Tuân nghĩ phải kiếm được 1 nghề nào đó để nuôi gia đình. Sau nhiều ngày trăn trở, anh quyết định mở xưởng vật liệu xây dựng. Thế nhưng, công việc làm ăn không thuận lợi, bao nhiêu tiền của đầu tư vào đều bị đổ bể. Năm 2014 anh lại chuyển sang nuôi lợn, dù chăm chỉ ngày đêm, nhưng “cơn bão giá lợn” năm 2016 đã khiến gia đình anh sạt nghiệp.
“Tiền mua con giống cao. Năm 2016, mua 1 con lợn giống đã hết hơn 1 triệu, sau một thời gian chăn nuôi, giá lợn bán mới được 1,6 triệu/1 tạ, khiến nhiều gia đình lao đao. Giá lợn thấp, tôi đã phải bỏ cả trang trại…”, anh Tuân nói.
Sau nhiều năm, số tiền tích cóp của hai vợ chồng khi lao động ở nước ngoài hết sạch, thế nhưng chị Hoa- vợ anh Tuân cũng chưa bao giờ trách móc chồng một câu nào.  Bởi, chị biết những việc Tuân làm là vì gia đình. “Vợ chồng mình đều lao động bên Hàn Quốc, khi về nước tích cóp được gần 3 tỷ, mình dùng 2 tỷ vào đầu tư làm ăn sau nhiều năm số tiền này đã bị tiêu tốn hết…”, anh Tuân bộc bạch...
Nuôi con im lìm thu tiền tỷ
Thất bại nhưng không nản. Cuối năm 2016, qua người quen giới thiệu anh đã tìm hiểu mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc ở huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình). Thấy mô hình nuôi trai lấy ngọc này sinh lợi nhuận cao, anh về bàn với vợ. Nghĩ là làm, anh lại “tay xách nách mang” đi học hỏi kinh nghiệm nuôi trai lấy ngoc.
Sau những tháng ngày dài rong ruổi học nghề, anh về quê vay vốn, cải tạo chuồng nuôi lợn thành bể nuôi trai, cải tạo ao nuôi trai lấy ngọc...
Ban đầu, anh thả 7.000 con trai đã cấy nhân ngọc xuống ao nuôi. Qua gần 2 năm “dãi nắng, dầm sương”, tỉ lệ trai cho ngọc cũng chỉ đạt khoảng 40%.
Mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc đã mang lại thu nhập lớn cho gia đình anh Tuân
Mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc đã mang lại thu nhập lớn cho gia đình anh Tuân
Trao đổi với phóng viên, anh Tuân thổ lộ: Mới đầu, kinh nghiệm nuôi trai lấy ngọc chưa có nhiều, tôi chưa nắm bắt được quy luật, đặc tính của con trai, nên lúc thu hoạch có con trai mổ ra lại không có viên ngọc nào.
Thế rồi, anh lại lặn lội đi các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam… tìm gặp thợ lặn trai để học hỏi về đặc tính con trai, và các kỹ thuật cấy ghép nhân ngọc. Kinh nghiệm tích luỹ ngày càng nhiều, dần già mô hình nuôi trai cấy ngọc của anh đã thành công với tỷ lệ trai đậu ngọc ở mức cao.
“Giờ mình đã có thể sống bằng nghề nuôi trai nước ngọt lấy ngọc được rồi anh ạ”, anh Tuân nói.
Theo anh Tuân, nuôi trai nước ngọt lấy ngọc rất phù hợp với nguồn nước ở Nam Định. Với diện tích 1,5ha mặt nước, anh đang nuôi thả khoảng 2 vạn con trai, theo hình thức gối vụ, nuôi ở dạng treo phao và thả đáy.
Trừ chi phí, 1ha nuôi trai nước ngọt lấy ngọc cho anh Tuân thu lãi 600 triệu đồng/năm
Trừ chi phí, 1ha nuôi trai nước ngọt lấy ngọc cho anh Tuân thu lãi 600 triệu đồng/năm
“Nuôi trai lấy ngọc ít rủi ro hơn nuôi lợn. Mặt khác, con trai cũng cho giá trị kinh tế cao hơn. Cụ thể, ngoài ngọc thì vỏ trai cũng được bán cho các cơ sở chế tác đồ thủ công mỹ nghệ; còn thịt trai thì dùng làm thực phẩm…”, anh Tuân cho hay.
Tiết lộ về quy trình cấy ghép nhân và tế bào, anh Tuân cho hay, muốn cấy ngọc thành công phải chọn con trai nặng khoảng 300g/con (ở độ tuổi thứ 2), không bị dị tật, dáng hình cân đối, phát triển bình thường.
Tiếp đó, người nuôi sẽ chọn những con trai khoảng 3 tháng tuổi, không bị bệnh, màu sắc đẹp để cắt dải tế bào. Sau khi cắt khỏi cơ thể vật chủ, dải tế bào được đưa ra ngoài để cắt thành những tế bào nhỏ có dạng hình vuông (1,5mm/tế bào).
Theo anh Tuân, quy trình cấy ghép nhân và tế bào quyết định 70% thành công của việc nuôi trai lấy ngọc. Vì vậy, kĩ thuật này đòi hỏi người làm phải thật cẩn thận, tỉ mỉ.
“Khi tạo 1 túi nhỏ ở màng áo ngoài con trai. Người làm sẽ dùng móc nhân đưa tế bào, hạt nhân vào túi. Phải lưu ý là không được làm bục túi, làm vết rách quá lớn. Bởi, hạt nhân dễ trôi ra khỏi con trai. Trung bình, 1 con trai sẽ cấy được 2- 4 hạt nhân.
Cấy ghép xong, trai sẽ được đưa vào bể nuôi dưỡng. Khoảng 1 tuần vết thương ổn định sẽ được đưa xuống ao nuôi. Thời gian nuôi thả trai cấy ngọc khoảng 2 năm. Nhưng, nếu nuôi càng lâu thì ngọc càng đẹp, giá trị bán ra thị trường càng cao”, anh Tuân nói.
Hiện mỗi năm anh Trần Văn Tuân thu hoạch gần 14.000 viên ngọc. Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở Hà Nội và Hồ Chí Minh, với giá bán từ 150.000- 200.000 đồng/viên. Sau khi trừ tất cả chi phí, 1ha thu lãi 600 triệu đồng/năm.
“Hiện mình đang nuôi dưới dạng nhỏ lẻ. Ngọc trai đang bán dưới dạng thô, vì không có tiền đầu tư máy móc chế tác, nên nhiều lúc giá thành ngọc cũng bị thương lái ép giá…”, anh Tuân nói.
Theo Thành Nam (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.