Nuôi cá lóc dày đặc trong bể xi măng mà xây "biệt phủ", sắm xe hơi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nuôi cá lóc dày đặc trong bể xi măng giúp gia đình anh Lê Thiên Nhâm, thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa trở nên giàu có. Nhiều người trong vùng nói vui, hơn 10 năm "ăn ngủ" cùng đàn cá lóc mà anh xây được "biệt phủ", sắm xe hơi...
Hơn 10 năm nuôi cá lóc dày đặc trong bể xi măng, anh Lê Thiên Nhâm đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm nuôi cá lóc và sẵn sàng chia sẻ kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể xi măng với mọi người.
Xác định nguồn cá lóc trong tự nhiên đang bị khai thác quá mức và có xu hướng cạn kiệt, anh Lê Thiên Nhâm, trú tại thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa) đã quyết tâm vay, mượn tiền để xây dựng hệ thống bể xi măng thả nuôi cá lóc. Tổng diện tích mặt bằng anh Nhâm xây hệ thống bể xi măng nuôi cá lóc dày đặc là hơn 1 ha.
 Nhờ áp dụng ngày càng chuẩn quy trình, kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể xi măng mà đàn cá lóc nhà anh Nhâm nuôi lớn rất nhanh, không bị bệnh tật. Ảnh: Vũ Thượng
Nhờ áp dụng ngày càng chuẩn quy trình, kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể xi măng mà đàn cá lóc nhà anh Nhâm nuôi lớn rất nhanh, không bị bệnh tật. Ảnh: Vũ Thượng
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Nhâm cho biết: "Nuôi cá lóc trong bể xi măng tuy không lớn nhanh như nuôi tự nhiên dưới ao hồ, nhưng có thể chủ động được nguồn nước, kiểm soát được bệnh tật, đặc biệt là khi bắt cá bán ít tốn công...Từ mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng, bán cá lóc thịt thương phẩm, bán cá lóc giống mà gia đình thu lời 400-500 triệu đồng/năm ".
Anh Nhâm tự tin khẳng định, thành quả sau hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi cá lóc trong bể xi măng là anh xây được nhà lầu, sắm xe hơi. Ở một vùng nông thôn như huyện Quảng Xương, làm nông nghiệp mà xây được nhà lầu, mua xe hơi như gia đình anh Nhâm không phải là nhiều...Ảnh: Vũ Thượng
Anh Nhâm tự tin khẳng định, thành quả sau hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi cá lóc trong bể xi măng là anh xây được nhà lầu, sắm xe hơi. Ở một vùng nông thôn như huyện Quảng Xương, làm nông nghiệp mà xây được nhà lầu, mua xe hơi như gia đình anh Nhâm không phải là nhiều...Ảnh: Vũ Thượng
Cũng theo kinh nghiệm nuôi cá lóc của anh Lê Thiên Nhâm, nuôi cá lóc trong bể xi măng quan trọng nhất là nguồn nước. Đòi hỏi phải thay nước mỗi ngày một lần, nguồn nước nuôi cá lóc luôn sạch, mát. Trước khi thả cá lóc giống vào bể, phải tắm cá qua nước muối, nhằm ngừa ngoại ký sinh trùng hoặc nấm. Cụ thể, muối hột 2-3% (tương đương 200-300g trong 100 lít nước). Thời gian tắm nước muối cho cá lóc giống từ 10-15 phút.
Nước trong bể nuôi cá lóc mỗi ngày phải thay một lần. Ảnh: Vũ Thượng
Nước trong bể nuôi cá lóc mỗi ngày phải thay một lần. Ảnh: Vũ Thượng
Bể nuôi cá lóc thông thường xây theo hình chữ nhật, diện tích tối ưu là từ 15-20m2. Có thể xây các bể nuôi cá lóc riêng rẽ hoặc liên hoàn để dễ bề chăm sóc, thu hoạch. Tường xây bao vây quanh bể có độ cao hơn 1m. Cần láng trơn phần nền bể và láng tường cao khoảng 0,5m để vệ sinh bể nuôi cá lóc được dễ dàng, tránh xây xước cho cá.
Dựng hệ thống nhà và dùng lưới cước làm mái che cho bể nuôi cá lóc. Ảnh: Vũ Thượng
Dựng hệ thống nhà và dùng lưới cước làm mái che cho bể nuôi cá lóc. Ảnh: Vũ Thượng
Thông thường làm đáy bể nuôi cá lóc cần bằng phẳng và dốc về phía cống thoát nước để dễ tháo nước mỗi khi thay nước. Cần lắp ống tràn giúp ổn định mực nước trong bể nuôi cá lóc. Phía trên bể nuôi cá lóc có thể làm mái che bằng lưới nhằm tạo sự thông thoáng cho đàn cá.
Theo kinh nghiệm nuôi cá lóc của anh Nhâm, thời gian thả cá lóc giống tốt nhất trong năm là từ tháng 3 đến tháng 4. Ảnh: Vũ Thượng
Theo kinh nghiệm nuôi cá lóc của anh Nhâm, thời gian thả cá lóc giống tốt nhất trong năm là từ tháng 3 đến tháng 4. Ảnh: Vũ Thượng
Anh Lê Thiên Nhâm cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, biết thêm: "Ở khu vực các tỉnh miền Bắc bắt đầu thả cá lóc giống từ tháng 3-4, tiến hành thu hoạch cá lóc thịt thương phẩm tháng 9-10 (dương lịch). Lưu ý, thả cá lóc giống trong bể xi măng có kích cỡ khoảng 4-5cm/con, đồng đều nhau, khỏe mạnh, không xây xát, không bị nhiễm bệnh với mật độ từ thả 100-140 con/m2".
Anh Nhâm tiết lộ một bí quyết trong nuôi cá lóc trong bể xi măng. Đó là, trước khi phân kích cỡ cá lóc giống phải để chúng nhịn đói một ngày. Ảnh: Vũ Thượng.
Anh Nhâm tiết lộ một bí quyết trong nuôi cá lóc trong bể xi măng. Đó là, trước khi phân kích cỡ cá lóc giống phải để chúng nhịn đói một ngày. Ảnh: Vũ Thượng.
Anh Nhâm cho hay, cứ sau mỗi tháng cần phân cỡ cá lóc một lần, tách con lớn, con nhỏ nuôi riêng để cá phát triển đồng đều. Trước khi phân kích cỡ cá lóc cần cho cá nhịn ăn một ngày để cá tiêu hóa hết thức ăn trong bụng.
Dùng vợt phân loại cá lóc chứ không bắt bằng tay. Định kỳ bổ sung vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn của cá lóc. Ngoài ra, mực nước để cá lóc nuôi trong bể xi măng phát triển tốt nhất từ 0,5-1m. Thời gian cho cá lóc ăn 2 lần/ ngày, sáng từ 7-8 giờ, chiều từ 15-16 giờ.
Thức ăn của cá lóc chủ yếu là cá tạp xay nhỏ. Ảnh: Vũ Thượng
Thức ăn của cá lóc chủ yếu là cá tạp xay nhỏ. Ảnh: Vũ Thượng
Với kinh nghiệm hơn 10 năm nuôi cá lóc dày đặc trong bể xi măng, anh Lê Thiên Nhâm bật mí với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: "Thức ăn của cá lóc chủ yếu là cá tạp, xay, bằm, cắt khúc tùy theo kích cỡ đàn cá. Khi cho cá lóc ăn phải quan sát hoạt động của cá. Nếu thấy cá lóc nhát, đớp mồi rồi chạy ra ngoài phải xử lý nguồn nước hoặc tạt thuốc trị ký sinh trùng. Còn thấy cá lóc nổi trên mặt nước nhiều là nguồn nước dơ bẩn..."
"Riêng thấy cá lóc nổi trên mặt nước, da sẫm màu, phản xạ kém với tiếng động là cá bị ký sinh trùng...Vì thế, người nuôi hằng ngày phải quan sát để kịp xử lý, tránh cá lóc bị bệnh khó điều trị, giảm năng suất đàn nuôi"...anh Nhâm chỉ rõ kinh nghiệm nuôi cá lóc dày đặc trong bể xi măng.
Cá lóc nuôi trong bể xi măng khoảng 6-7 tháng cho trọng lượng từ 0,7-1,4 kg/con. Ảnh: Vũ Thượng
Cá lóc nuôi trong bể xi măng khoảng 6-7 tháng cho trọng lượng từ 0,7-1,4 kg/con. Ảnh: Vũ Thượng
Hiện tại, mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng của gia đình anh Lê Thiên Nhâm mỗi năm thu hoạch khoảng 15 tấn cá lóc thịt thương phẩm. Qua ghi chép, theo dõi, cá lóc nuôi 6-7 tháng đạt trọng lượng từ 0,7-1,4 kg/con, giá bán 45.000-55.000 đồng/kg. Ngoài bán cá lóc thịt, anh Nhâm còn bán cá lóc giống. 1 kg cá lóc giống có số lượng từ 800-1.000 con, giá 700.000 đồng/kg. Trừ mọi chi phí, mỗi năm anh Nhâm lời 400-500 triệu đồng từ nghề nuôi cá lóc trong bể xi măng.
Cá lóc giống, cá lóc thịt thương phẩm được anh Nhâm đóng thùng cẩn thận chuyển cho khách hàng. Ảnh:Vũ Thượng
Cá lóc giống, cá lóc thịt thương phẩm được anh Nhâm đóng thùng cẩn thận chuyển cho khách hàng. Ảnh:Vũ Thượng

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Nguyễn Văn Thắng-Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Tân Phong cho biết: "Nhờ nuôi cá lóc trong bể xi măng thành công nhiều năm, anh Lê Thiên Nhâm tích góp được tiền xây nhà lầu, sắm xe hơi. Đây cũng là mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng được chúng tôi đánh giá hiệu quả cao, thu nhập ổn định, tạo công việc cho nhiều lao động địa phương với mức lương 5-6 triệu đồng/tháng".

Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Tân Phong (huyện Quảng Xương) đánh giá cao mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng. Ảnh: Vũ Thượng
Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Tân Phong (huyện Quảng Xương) đánh giá cao mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng. Ảnh: Vũ Thượng
Bà con nông dân muốn học hỏi kinh nghiệm nuôi cá lóc trong bể xi măng, có thể liên hệ anh Lê Thiên Nhân theo địa chỉ trong bài viết và số điện thoại: 0989832243.
Theo Vũ Thượng (DânViệt)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.