Nỗi khổ của đàn ông có vợ hơn cả Hoạn Thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Có lần thấy tôi nói chuyện với đồng nghiệp nữ, vợ "bỏ đói" tôi cả tuần, không thèm đoái hoài gì, nhiều lần khác thường giận dỗi, bỏ về nhà mẹ đẻ.

Người đàn ông khổ nhất trên đời này có lẽ là người cưới phải một cô vợ "cuồng ghen". Vợ tôi có thể ghen với tất cả những người phụ nữ xung quanh tôi trừ mẹ và em gái ruột của tôi.

Tôi khốn khổ vì vợ hay ghen. (Ảnh minh họa)
Tôi khốn khổ vì vợ hay ghen. (Ảnh minh họa)
Ngày còn yêu nhau, cô ấy cũng hay ghen, nên thỉnh thoảng chúng tôi lại cãi vã qua lại vì những chuyện chẳng đâu vào đâu. Có những khi cô ấy làm ầm ĩ lên, nhưng qua cơn nóng giận lại bình tĩnh xin lỗi tôi vì đã hiểu lầm.
Tôi nghĩ rằng vì cô ấy quá yêu tôi nên mới có chuyện như vậy. Dù nhiều người bạn của tôi khuyên rằng không nên lấy vợ hay ghen, nhưng tôi nghĩ rằng, khi đã thực sự trở thành vợ chồng, cô ấy sẽ không còn ghen tuông mù quáng như vậy nữa.
Nhưng thật không ngờ, càng ngày vợ tôi càng ghen hơn, có lẽ không quá nếu như gọi đó là bệnh ghen.
Sống bên nhau 5 năm, đã có 2 mặt con, nhưng mỗi ngày đối với tôi đều trở nên mệt mỏi vì vợ hay nghi ngờ, ghen tuông vô cớ.
Nhớ có lần tôi nhờ vợ mang giúp tập tài liệu để quên ở nhà đến cơ quan, khi đi đến cổng, cô ấy thấy tôi đang đứng nói chuyện với một đồng nghiệp nữ, vậy là cô cũng có lý do cho một cơn thịnh nộ.
Cô ấy tỏ thái độ khó chịu ra mặt rồi hậm hực ra về, tôi thì ngượng đến chín mặt, cô đồng nghiệp của tôi có lẽ cũng phần nào đoán được vợ tôi hay ghen, nên chỉ chào hỏi qua loa rồi đi vào.
Tối hôm ấy, về đến nhà, tôi thấy nhà cửa tanh bành bừa bộn, bát đũa cả ngày không rửa, cơm không nấu.
Vợ bảo tôi: "Nếu anh thích ăn phở, thì cũng không cần về nhà ăn cơm nữa". Chỉ có vậy mà cả tuần liền cô đưa con về nhà ngoại ăn cơm (nhà ngoại cách nhà tôi chỉ hơn 1 km), thực hiện chiến tranh lạnh và cho tôi ăn cơm bụi cả tuần liền. Biết tính vợ, nên ngay cả việc nói chuyện với đồng nghiệp nữ tôi cũng hạn chế. 
Những lần đi họp lớp, vợ tôi đều đòi cho cô ấy đi cùng. Có những bạn sau bao năm mới gặp lại nhau một lần, nhưng chả nhẽ, chỉ vì là con gái mà tôi lại không được nói chuyện. Sợ nhất là có lần mọi người hay nhắc lại chuyện thời đi học, rằng tôi đã từng thích bạn này bạn kia...
Vợ tôi lại đỏ mặt phừng phừng, ngay giữa chốn đông người nói tôi là kẻ lăng nhăng, cố tình mượn cớ họp lớp để được đi gặp tình cũ. Lúc ấy tôi chỉ ước có chỗ nào để chui xuống cho đỡ xấu hổ.
Từ đó, mỗi lần họp lớp, nếu có vợ tôi đi cùng, chẳng ai dám trêu đùa gì, cũng chẳng có bạn nữ nào nói chuyện với tôi như trước nữa.
Nói đến chuyện ghen tuông, tôi cũng thấy khâm phục cô ấy vô cùng, mỗi lần đi làm về, chỉ cần đầu tóc, quần áo có mùi lại cô ấy cũng biết. Thế nên tôi nào dám có gan "ăn vụng" bên ngoài bao giờ. Nhưng vợ lúc nào cũng có tư tưởng "đánh nhầm còn hơn bỏ sót". 
Thực ra, nàng ghen cũng chỉ vì quá yêu tôi, tôi hiểu điều đó. Nhưng cuộc sống 365 ngày mỗi năm, thì có từng ấy ngày tôi phải "giữ mình" khi nói chuyện, tiếp xúc với người khác và không biết bao nhiêu ngày tôi phải đối mặt với những cơn thịnh nộ không đầu không cuối của vợ. Hơn nữa, tôi cũng lo rằng, việc vợ chồng cãi vã sẽ ảnh hưởng đến con cái, nhưng tôi thực sự không biết phải làm sao để vợ đỡ ghen nữa.
PV (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.