Những yếu tố nào có lợi cho thị trường vàng trong nước và thế giới?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nỗi lo về "làn sóng" COVID-19 thứ hai sẽ tiếp tục chi phối thị trường vàng; đồng thời, thị trường cũng chờ đợi gói biện pháp kích thích mới tại Mỹ có sớm được thông qua hay không.

Khách mua bán vàng tại Công ty Kinh doanh vàng bạc Bảo Tín Minh Châu. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Khách mua bán vàng tại Công ty Kinh doanh vàng bạc Bảo Tín Minh Châu. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)



Thị trường vàng trong nước và thế giới đều ghi nhận sự sụt giảm khá mạnh trong tuần qua.

Theo giới phân tích, nỗi lo về làn sóng COVID-19 thứ hai sẽ tiếp tục chi phối thị trường vàng; đồng thời, thị trường cũng chờ đợi gói biện pháp kích thích mới tại Mỹ có sớm được thông qua hay không.

Giá vàng trong nước giảm 300.000-400.000 đồng/lượng

Giá vàng trong nước ổn định trong phiên giao dịch đầu tuần, dù giá vàng châu Á tăng giữa lúc đồng USD yếu.

Tuy nhiên, giá vàng thế giới đã đảo chiều giảm hơn 4% trong phiên giao dịch đêm 9/11 khi tin tức về thử nghiệm vắcxin ngừa COVID-19 giai đoạn cuối của Pfizer và BioNTech SE thành công.

Các nhà đầu tư rời khỏi kim loại quý này và chuyển sang các tài sản rủi ro hơn.

Giá vàng trong nước theo đó cũng giảm mạnh và lùi về sát mốc 56 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước ổn định trong phiên 11/11 trong bối cảnh giá vàng thế giới tăng nhẹ bởi những lo ngại về đà phục hồi kinh tế toàn cầu và kỳ vọng vào các gói kích thích kinh tế và nới lỏng tiền tệ mới.

Tuy nhiên, trong phiên giao dịch đêm 11/11, giá vàng thế giới lại giảm thêm gần 1% khi sự lạc quan về vắc xin ngừa COVID-19 tiềm năng của Pfizer và BiiNTech làm dấy lên hy vọng về sự phục hồi kinh tế nhanh, qua đó thúc đẩy giới đầu tư tìm đến những tài sản rủi ro hơn. Giá vàng trong nước theo đó cũng được điều chỉnh giảm trong phiên 12/11.

Lo ngại về việc triển khai vắc xin ngừa COVID-19 khi số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng ở Mỹ lại khiến giá vàng thế giới quay đầu tăng trong phiên giao dịch đêm 12/11.

Bên cạnh đó, hy vọng về các gói kích thích tài khóa và tiền tệ cũng hỗ trợ cho kim loại quý được coi là nơi "trú ẩn an toàn" này. Theo đà tăng đó, gia vàng trong nước cũng tăng nhẹ trong phiên 13/11.

 

Giao dịch vàng tại Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Quý. (Ảnh: Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Giao dịch vàng tại Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Quý. (Ảnh: Ảnh: Danh Lam/TTXVN)



Sáng 15/11, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 55,9-56,42 triệu đồng (mua vào-bán ra).

Còn tại Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được giao dịch mua vào-bán ra ở mức 55,6-56,34 triệu đồng/lượng.

Tính chung cả tuần, giá vàng SJC được các doanh nghiệp trong nước điều chỉnh giảm khoảng 300.000-400.000 đồng/lượng.

Vắcxin COVID-19 chi phối thị trường vàng

Giá vàng thế giới đã có tuần suy giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 9/2020.

Yếu tố chính chi phối tâm lý nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua là Pfizer (Mỹ) và BioNTech SE (Đức) hồi đầu tuần thông báo kết quả thử nghiệm ban đầu cho thấy vắcxin COVID-19 của họ có hiệu quả hơn 90%.

Mặc dù phục hồi trong phiên 13/11, nhưng giá vàng tính chung trên cả tuần vẫn giảm 3,4%.

Nhà phân tích cấp cao Jim Wyckoff của chuyên trang về thị trường vàng Kitco Metals cho biết thị trường đã nhận thấy tình hình dịch COVID-19 hoành hành ở Mỹ cùng khả năng đại dịch sẽ gây ra một số thiệt hại kinh tế lớn hơn trong những tháng tới. Tất cả những yếu tố này đang có lợi cho thị trường vàng.

Theo chuyên gia Wyckoff, nhà đầu tư ban đầu đều tỏ ra phấn khởi về tin tức xung quanh vắcxin ngừa COVID-19.

Tuy nhiên, sau đó họ nhận ra rằng vắcxin có thể sẽ chỉ được tung ra thị trường vào cuối mùa Đông hoặc mùa Xuân năm 2021. Cho đến lúc đó, các nền kinh tế sẽ phải vượt qua một giai đoạn rất khắc nghiệt.

Ông Eli Tesfaye, chiến lược gia thị trường cấp cao của công ty môi giới đầu tư RJO nhận định, có thể nỗi lo về "làn sóng" COVID-19 thứ hai đi kèm với các lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại.

Cùng với đó, các thị trường phải thấp thỏm chờ đợi gói biện pháp kích thích mới tại Mỹ có sớm được thông qua hay không.

Chính những yếu tố trên khiến thị trường tại một số thời điểm phải lựa chọn đặt cược vào khả năng lạm phát tại Mỹ và quay sang vàng. Vì kim loại quý này thường được coi là “hàng rào” chống lại lạm phát và mất giá tiền tệ do các gói kích thích lớn.

Theo Đỗ Huyền (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

(GLO)- Sở Tài chính tỉnh Gia Lai vừa có văn bản về việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng CNTT

Gia Lai: Quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng CNTT

(GLO)- Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Nghị quyết số 95/2024/NQ-HĐND quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.