Những lưu ý về đồ dùng cho chuyến đi ngắm lá đỏ Nhật Bản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các loại thực phẩm tươi sống bị cấm mang vào Nhật từ tháng 10 này nếu không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
Giữa tháng 10 là lúc ngắm lá đỏ đẹp nhất ở Hokkaido; nếu tới Tokyo, Kyoto, Osaka du khách nên chọn đi từ giữa tháng 11 trở đi.
Trang phục
Mùa thu ở Nhật Bản thời tiết se lạnh, nhiệt độ trung bình 12 độ C ở phía bắc, 20 độ C ở miền trung và 25 độ C ở phía nam. Do đó, bạn nên mang các trang phục mỏng, nhẹ cùng một vài chiếc áo ấm để khoác ngoài. Đây cũng là thời điểm lá đồng loạt chuyển sang sắc vàng, đỏ nên các trang phục màu sáng sẽ giúp bạn nổi bật khi chụp hình. Mẹo nhỏ cho du khách thường mặc trang phục tối là mang theo một chiếc khăn đỏ hoặc vàng để quàng cổ, tạo điểm cho bức ảnh.

Những bộ trang phục màu xanh hoặc trắng sẽ giúp bạn nổi bật giữa khung nền là lá vàng, đỏ. Ảnh: Contemporary Nomad.
Những bộ trang phục màu xanh hoặc trắng sẽ giúp bạn nổi bật giữa khung nền là lá vàng, đỏ. Ảnh: Contemporary Nomad.
Một đôi giày đế mềm là lựa chọn phù hợp với chuyến du lịch mùa này. Nó vừa giúp bạn giữ ấm, vừa tạo cảm giác thoải mái khi phải di chuyển nhiều.
Visa
Cũng như mùa anh đào, mùa thu tháng 10-11 là cao điểm du lịch ở Nhật Bản. Bạn nên chuẩn bị hồ sơ và xin visa sớm, tránh rơi vào tình huống bị động khi mua vé máy bay hay phải bổ sung giấy tờ. Thời gian xét duyệt hồ sơ là 5 ngày (không tính thứ bảy, chủ nhật, nghỉ lễ) nhưng vào mùa cao điểm thời gian chờ có thể lên tới 2 tuần.
Hồ sơ cần chuẩn bị gồm hộ chiếu, đơn xin visa, ảnh, giấy tờ chứng minh tài chính, hợp đồng lao động, lịch trình du lịch, giấy đăng ký kết hôn (nếu có), giấy xin nghỉ phép... Phí xin visa là hơn 500.000 đồng. 
Hành lý
Thông thường, các chuyến bay đi Nhật khách được mang theo 40 kg hành lý ký gửi và 7 kg hành lý xách tay. Lưu ý, nếu mang 40 kg bạn cần chia làm 2 kiện, tối đa 30 kg một kiện. Nếu bay charter, hành lý ký gửi khoảng 20 kg.
Bạn nên đóng đầy một vali, chiếc còn lại để đựng đồ mua thêm hoặc cần lấy. Ảnh: v5v.win.
Bạn nên đóng đầy một vali, chiếc còn lại để đựng đồ mua thêm hoặc cần lấy. Ảnh: v5v.win.
Từ 1/10, Bộ Nông lâm thủy sản Nhật Bản yêu cầu hành khách đến Nhật mang theo thực phẩm - thức ăn - rau củ quả tươi sống phải nộp giấy chứng nhận kiểm dịch do chính phủ nước xuất khẩu cấp, tuân thủ việc kiểm tra kiểm dịch. Nếu không xuất trình được giấy tờ, toàn bộ thực phẩm sẽ bị hủy, hành khách bị phạt một triệu yen (200 triệu đồng) hoặc tù 3 năm.
Thuốc
Thời tiết se lạnh của Nhật có thể khiến du khách bị dị ứng hoặc cảm, sốt, ho... hay đồ ăn không quen gây đau bụng, khó tiêu... Bạn nên mang theo một số loại thuốc thông thường này vì ở Nhật muốn mua phải có đơn của bác sĩ, giá thuốc cao.
Một số đồ dùng khác
Một balo hoặc túi nhỏ đựng đồ dùng cần thiết như tiền, visa, bản đồ...
Ở Nhật khẩu trang rất phổ biến, nếu bị hắt hơi, sổ mũi... bạn cũng nên đeo để tránh lây truyền cho người khác theo quan niệm của người Nhật ở nơi công cộng.
Vy An (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Du lịch “hành xác”

Du lịch “hành xác”

(GLO)- Đời sống phát triển, ngày càng có nhiều người yêu thích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá vùng đất mới. Dù vậy, kiểu du lịch “hành xác” với mục tiêu chụp được những bức ảnh đẹp nhất, chạy đua với thời gian để đến được nhiều nơi nhất lại đang khiến nhiều người cạn kiệt năng lượng.

Mộc Châu bội thu mùa hoa mận

Mộc Châu bội thu mùa hoa mận

Hoa mận nở rộ, đẹp nhất trong nhiều năm trở lại đây thu hút du khách ùn ùn đổ lên TX.Mộc Châu (tỉnh Sơn La), mang lại doanh thu 'khủng' cho các nhà vườn từ dịch vụ đón khách thăm vườn chụp ảnh check-in.