Những giáo viên vùng sâu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO) - Vượt qua những cánh rừng hay dãy núi cao vút, nhiều thầy cô vẫn ngày ngày bám lớp, bám trường “gieo chữ” ở các buôn làng người dân tộc thiểu số xa xôi, hẻo lánh. Họ xây dựng lớp học, ngôi trường bằng những giọt mồ hôi, tuổi thanh xuân và tất cả những yêu thương.
Nữ giáo viên nơi “ốc đảo”
Nằm lọt thỏm giữa thung lũng, bốn bề rừng núi bao quanh, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Kon Pne nằm ở xã vùng sâu, vùng xa nhất của tỉnh. Chuyện “gieo chữ” ở vùng đất được mệnh danh là “ốc đảo” này cũng lắm gian truân, đặc biệt là đối với những nữ giáo viên.
Nhận công tác từ tháng 4-2017, đây cũng là lần đầu tiên cô giáo Nông Thị Thủy (1995) biết đến mảnh đất Kon Pne. “Không ngờ quãng đường xa đến thế, rừng núi hoang vu, các em học sinh ở đây rất e dè, ngại tiếp xúc, trình độ còn nhiều hạn chế. Được các thầy cô nơi đây chỉ bảo, hướng dẫn, mình cũng dần quen, rồi tự dặn lòng nếu nản chí thì khó có thể dạy học được nơi này”-cô Thủy mỉm cười cho biết. 
Cô Nông Thị Thủy
Chuyện “gieo chữ” ở vùng đất được mệnh danh là “ốc đảo” Kon Pne cũng lắm gian truân, đặc biệt là đối với những nữ giáo viên. Ảnh: M.N
Nhà ở trung tâm huyện Kbang, cô giáo Nông Thị Thủy, giáo viên trẻ và mới nhất trường phải lặn lội hơn 80 km mới đến được nơi dạy học. Trời nắng thì thuận lợi hơn đôi chút, nhưng những lúc gặp mưa thì đoạn đường đất trơn trượt là thử thách mà không phải nữ giáo viên nào cũng vượt qua. “Bao nhiêu lần ngã xe, chảy máu chân tay, vừa đi vừa nơm nớp lo sợ núi lở và cũng không biết bao nhiêu lần mình đứng khóc giữa đường rừng. Có lẽ vì thế mà giờ đây mình thấy gắn bó với các em học sinh, với ngôi trường nơi “ốc đảo” này”-cô Thủy rưng rưng nói. 
Cách trường không xa, ngôi nhà tạm của đôi vợ chồng Roo H’Anh (1987) và Siu Bin (1986) được dựng trên mảnh đất thuê lại của người khác. Năm 2012, H’Anh được tuyển dụng giáo viên dạy Ngữ văn ở trường. Bén duyên với mảnh đất Kon Pne, 2 vợ chồng quyết định chuyển hộ khẩu từ huyện Krông Pa về đây sinh sống. Có lẽ, cả xã chỉ có H’Anh và Bin là hộ gia đình người Jrai giữa ngôi làng 99% là người Bahnar này. “Nơi này dù còn nhiều khó khăn hơn cả quê của 2 vợ chồng nhưng ở đây các em học sinh vẫn đang chịu nhiều thiệt thòi. Những ước mơ của các em cần được tiếp sức của thầy cô giáo. Thế nên, vợ chồng mình quyết định bám trụ, truyền cảm hứng học tập cho các em”-H’Anh tâm sự. 
Chuyện thầy “Tuấn Đăk Rong”
Những năm gần đây, thầy Phạm Quốc Tuấn, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Đăk Rong (xã Đak Rong, huyện Kbang) đã chết danh thầy “Tuấn Đăk Rong” sau khi mô hình bán trú tại đây trở thành điểm sáng trong ngành Giáo dục toàn quốc. Đây có thể được xem là ngôi trường bán trú đẹp nhất Tây Nguyên từ cơ sở vật chất đến chất lượng phục vụ bán trú (ăn ở, sinh hoạt…) được xây dựng bằng tình thương yêu của thầy cô dành cho các em học sinh Bahnar. 
Học sinh đến trường
Để vận động các em học sinh đến lớp, đến trường là cả một chặng đường dài cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, đặc biệt là đưa những em “thích núi rừng” hơn “thích cái chữ” trở lại trường. Ảnh: M.N
Ở một xã vùng sâu đặc biệt khó khăn, việc học của con em gần như phụ huynh phó mặc cho nhà trường. Để vận động các em đến lớp, đến trường là cả một chặng đường dài cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, đặc biệt là việc đưa các em học sinh “thích núi rừng” hơn “thích cái chữ” trở lại trường.
Nhiều lúc nửa đêm, khi núi rừng vẫn còn chìm trong sương lạnh hay trong những cơn mưa rừng tầm tã, thầy Tuấn lại cùng giáo viên vượt cả chục cây số qua những con đường đất đỏ lầy lội đi tìm và đưa học sinh về với lớp học. Chỉ cần giáo viên báo lên lớp còn thiếu học sinh thì thầy Tuấn lại tất bật cùng giáo viên chuẩn bị lên đường, mặc dù nhiều lúc phải đi bộ men theo sườn núi đến tận nhà đầm (nhà tạm làm ở rẫy sản xuất).“Mình đi nửa đêm mới tìm thấy các em, chứ đi sớm quá hay muộn quá các em thấy thầy cô lại bỏ trốn. Lúc đó, muốn đưa các em về lại rất khó khăn. Dù biết vất vả nhưng nếu không đưa được các em về mình áy náy lắm”-thầy Tuấn tâm tư.
Không chỉ đưa các em đến lớp, giúp các em biết con chữ, thầy Tuấn cùng những thầy cô nơi đây còn kiêm luôn cả vai trò của người cha, người mẹ. Từ thói quen sinh hoạt đến vệ sinh cá nhân, học tập, ăn uống gần như phải được dạy lại. Có em vẫn thói quen đi vệ sinh ở rừng, em lại chưa biết cầm bàn chải đánh răng, em vẫn ăn bốc hay bạ đâu ngủ đó… nên các thầy, cô phải chỉ dẫn lại từng tí một để dần dần hình thành nên ý thức của các em. “Đến giờ chỉ cần tiếng trống, tiếng kẻng báo hiệu các em đã tự dậy vệ sinh cá nhân, trường lớp, gấp chăn màn, xếp hàng rửa tay trước khi vào ăn cơm…. Chính vì vậy, 5 năm từ ngày thành lập đến nay, việc duy trì sĩ số học sinh nơi đây luôn đạt mức gần tuyệt đối”-thầy Tuấn cho biết thêm. 
Học sinh đến lớp
Không chỉ giúp các em biết con chữ, thầy cô còn kiêm luôn cả vai trò của người cha, người mẹ, từ thói quen sinh hoạt đến vệ sinh cá nhân, học tập, ăn uống gần như phải được dạy lại. Ảnh: M.N
Thầy Tuấn, cô Thủy hay H’Anh chỉ là số ít những giáo viên đang âm thầm “gieo chữ” ở các vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Dù phía trước vẫn còn bao khó khăn chồng chất, nhưng với trách nhiệm “trồng người”, họ vẫn âm thầm bám lớp, bám trường, ngày ngày cõng chữ lên non bằng tâm huyết và trên hết là tình yêu thương.
Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

(GLO)- Hàng trăm người dân và trẻ em ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nhận được nhận những phần quà ý nghĩa tại chương trình “Áo ấm cho em” do Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh trao tặng trong ngày 4-12 vừa qua.

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

(GLO)- Mỗi sáng cuối tuần, quán Ẩm thực Dông Ưng 2 (số 154 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Đống Đa, TP. Pleiku) lại trở thành điểm hẹn quen thuộc của thực khách gần xa. Chỉ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật, quán bán ra gần 1.000 bát phở gà mang “hương vị ngàn năm”, thỏa lòng người Phố núi.

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

(GLO)- Đại úy Trần Thị Thu Hà-Trợ lý Quân y (Ban Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh. Đặc biệt, chị còn hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Hội thao Quân sự quốc tế 2022 (Army Games) tại Liên bang Nga.

Với sự quyết tâm cao, tiểu trại Krông Pa-Phú Thiện đạt giải nhất toàn đoàn của trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX. Ảnh: P.L

Trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX trau dồi kỹ năng, vượt qua thử thách

(GLO)- “Hiểu lý luận-Giỏi kỹ năng-Chinh phục thử thách-Vượt qua chính mình” là điều mà Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh kỳ vọng vào 111 trại sinh tham gia trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX-2024 diễn ra trong 3 ngày (từ 27 đến 29-11) tại Trường Cao đẳng Gia Lai.

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

(GLO)- Chỉ sau hơn 2 tuần hoạt động, "Bếp ăn 0 đồng" bên hông Bệnh viện Nhi Gia Lai của đôi bạn thân Phạm Thị Diễm và Huỳnh Thị Trúc Lâm đã trở thành nơi sẻ chia yêu thương và mang lại những suất cơm miễn phí giúp ấm lòng những người bệnh và gia đình khó khăn.

Học kỹ năng sống

Học kỹ năng sống

(GLO)- Hồi ở rừng, chúng tôi được các bậc đàn anh, đàn chị hướng dẫn cho cách nhận biết các loài cây hoa lá có độc tố nguy hiểm để tránh nhầm lẫn với các loại rau củ quả có thể dùng được khi cần thiết. Tuy vậy, vẫn có người bị ngộ độc vì ăn phải loài rau độc, có lẽ là do thiếu kỹ năng sống.