Nhiều tiện ích khi sử dụng vật liệu xây không nung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN) để xây dựng các công trình, nhất là các công trình, dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

 Hiện nay có khá nhiều công trình sử dụng gạch bê tông bọt thay cho gạch nung truyền thống. Ảnh: H.D
Hiện nay có khá nhiều công trình sử dụng gạch bê tông bọt thay cho gạch nung truyền thống. Ảnh: Hà Duy

Theo Thông tư số 13/2017/TT-BXD của Bộ Xây dựng, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn hơn 30% phải sử dụng VLXKN. Để triển khai thông tư này, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 264/QĐ-UBND ngày 14-6-2018 quy định lộ trình chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công và tăng cường sử dụng VLXKN trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước triển khai tại TP. Pleiku thì tỷ lệ sử dụng VLXKN phải đạt từ 70% trở lên, các địa phương còn lại phải sử dụng từ 50% trở lên. Cùng với đó, các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 80% VLXKN. Đối với các công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng VLXKN thì phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận.

Tuy nhiên, khi đơn vị thi công đưa VLXKN vào xây dựng thì một số công trình bị nứt tường, nứt vách ngăn như: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường, Trường THCS Phạm Hồng Thái (xã Hải Yang, huyện Đak Đoa), Bệnh viện Nhi tỉnh…

Về vấn đề này, ông Phan Văn Cường-Trưởng phòng Quản lý Xây dựng, Kinh tế và Vật liệu xây dựng (Sở Xây dựng) lý giải: “Do VLXKN có trọng lượng nặng hơn khoảng 50% so với gạch nung, cộng thêm các lý do khác như chưa đủ 100% thời gian đông kết, gạch trước khi xây, trát quá khô vào mùa nắng hoặc quá ẩm do bão hòa nước khi tập kết ngoài trời vào mùa mưa, khi xây xong gặp mưa liên tục... đều làm giảm sự kết dính giữa gạch và vữa trong khối xây. Cùng với đó, cốt liệu bột đá trong gạch không nung có độ trương nở khi ngậm nước nên có thể tăng co ngót gây biến dạng trong khối xây, công nhân thi công theo thói quen như xây gạch nung truyền thống… Do đó, thời gian trước, một số công trình sử dụng gạch không nung có hiện tượng nứt tường, nứt vách ngăn”.

Trước tình hình đó, Sở Xây dựng đã tổ chức một số hội thảo về gạch không nung cũng như kỹ thuật xây, trát liên quan tới VLXKN nhằm phổ biến kiến thức, kỹ thuật liên quan cho các doanh nghiệp và các đơn vị thi công. Để khắc phục tồn tại trên, một số doanh nghiệp sản xuất VLXKN đã đầu tư công nghệ mới để cải tiến, tối ưu hóa loại vật liệu này với những kỹ thuật khác nhau để cho ra các sản phẩm như bê tông bọt, gạch không nung tro bay…

Ông Trần Hoàng Gia-Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Vật liệu nhẹ Gia Nghĩa (05 Tôn Thất Thuyết, TP. Pleiku) cho biết: “Ở Gia Lai có khá nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất gạch không nung bằng xi măng cốt liệu. Loại gạch này khá nặng, nếu sản xuất không đảm bảo chất lượng thì sẽ bị thấm nước, gây nứt tường hoặc phá vỡ kết cấu công trình. Sau khi tìm hiểu một số kỹ thuật mới, chúng tôi đã sản xuất gạch bê tông bọt vì loại này có độ bền lớn, không ảnh hưởng quá nhiều bởi sự thay đổi biên độ nhiệt, không thấm nước. Với 75% là bọt khí li ti có trong kết cấu bê tông nên trọng lượng rất nhẹ, chỉ khoảng 400-1.000 kg/m3, trong khi đó, gạch đỏ truyền thống và bê tông thông thường là 1.800-2.400 kg/m3”.

Bên cạnh đó, VLXKN có nhiều ưu điểm như không cần sử dụng đến đất nông nghiệp, không trải qua công đoạn dùng than củi để đốt nên tiết kiệm nguồn nhiên liệu, hạn chế nạn chặt phá rừng, không gây hại đến môi trường. Ngoài ra, cường độ chịu lực của VLXKN khá tốt, có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm, lượng vữa dùng để xây dựng bằng gạch không nung và trát giảm đến 2,5 lần so với gạch truyền thống. Do vậy, việc sử dụng VLXKN vào các công trình xây dựng đang được khuyến khích.

Đánh giá về sử dụng VLXKN, ông Phan Văn Cường cho rằng: Sau khi các doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất VLXKN cũng như áp dụng một số kỹ thuật xây, trát đặc thù thì tình trạng nứt tường khi sử dụng vật liệu này đã giảm hẳn.

“Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra một số công trình được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước như: trụ sở UBND huyện Đak Đoa, Trường THCS xã Đak Trôi (huyện Mang Yang), Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (TP. Pleiku)… đều không thấy có hiện tượng nứt tường”-ông Phan Văn Cường nhận định.

HÀ DUY

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên đã áp dụng giải pháp kết nối tự động xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng thuộc hệ thống. Ảnh: S.C

Cục Thuế tỉnh Gia Lai hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tự động phát hành hóa đơn bán lẻ xăng dầu

(GLO)- Để hoàn thành mục tiêu 100% cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng, UBND tỉnh Gia Lai giao các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp với Cục Thuế tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Đón dòng đầu tư mới

Đón dòng đầu tư mới

Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này