Người bệnh gì không nên ăn chuối?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mặc dù cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng chuối có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Sau đây, 2 chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu sẽ chỉ ra những ai không nên ăn chuối.

Chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng người Tây Ban Nha, tiến sĩ Sylvia Melendez-Klinger, tác giả từng đoạt giải thưởng dinh dưỡng toàn cầu, cho biết: Chuối không chứa chất béo, không cholesterol và chứa nhiều carbohydrate phức hợp, vitamin B6, giúp duy trì năng lượng.

 

Chuối là một phần của chế độ ăn lành mạnh. Nhưng trong một số trường hợp, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ tiêu cực. Ảnh: Shutterstock
Chuối là một phần của chế độ ăn lành mạnh. Nhưng trong một số trường hợp, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ tiêu cực. Ảnh: Shutterstock


Tiến sĩ Colleen Spees, phó giáo sư về dinh dưỡng y tế tại Trung tâm Y tế Đại học Bang Ohio (Mỹ), cũng cho biết: Chuối rất giàu chất dinh dưỡng và chất xơ, lại rất ngon, rẻ tiền, rất tiện dụng.

Là nguồn cung cấp kali, magiê, phytochemical có lợi, chất chống oxy hóa, và chất xơ, tốt cho hầu hết các cơ quan trong cơ thể.

Nhưng trong một số trường hợp, chuối có thể gây ra một số tác dụng phụ tiêu cực, theo heart.org.

Sau đây là một số tình huống đặc biệt cần phải thận trọng khi ăn chuối, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng.

Người bị bệnh thận nên tránh chuối

Chuối không tốt cho người có nồng độ kali cao hoặc bị bệnh thận.

Tiến sĩ Melendez-Klinger cho biết: Những người có nồng độ kali cao cũng có thể mắc bệnh thận hoặc các vấn đề về thận.

Người bệnh thận nặng không thể loại bỏ kali khỏi máu. Nồng độ kali cao có thể dẫn đến đau tim hoặc tử vong. Vì vậy, họ cần theo dõi chặt chẽ việc tiêu thụ kali.

Tiến sĩ Spees khuyến nghị bất kỳ ai có bệnh hoặc lo lắng hãy đến bác sĩ kiểm tra để xem có thể ăn chuối được hay không, theo heart.org.

 

Người đang dùng một số loại thuốc nên tránh ăn chuối

Tiến sĩ Spees cho biết, thực phẩm giàu kali cũng có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc điều trị huyết áp cao và suy tim.

Tiến sĩ Melendez-Klinger lưu ý: Khi uống 2 loại thuốc sau nên tránh ăn chuối, vì sẽ làm tăng nồng độ kali trong máu, theo Trường Y Harvard,

Thuốc ức chế ACE trị huyết áp cao: Bao gồm các loại thuốc như Lisinopril, Enalapril hoặc Ramipril

Thuốc trị suy tim: Spironolactone.

 

Người bị suy thận nên tránh chuối. Ảnh: Shutterstock
Người bị suy thận nên tránh chuối. Ảnh: Shutterstock


Cô khuyên hãy hỏi bác sĩ liệu loại thuốc đang dùng có tương tác với thực phẩm hay không.

Người tiểu đường nên ăn hạn chế chuối

Một quả chuối trung bình có khoảng 26 gram carbohydrate (carbs), trong khi người tiểu đường chỉ nên ăn 15 gram carbs trong mỗi bữa, vì vậy chỉ nên ăn tối đa nửa quả chuối.

Đặc biệt, những người ăn kiêng nghiêm ngặt ít carb, không nên ăn chuối vì có thể làm tăng lượng carb, theo heart.org.

Người có hệ tiêu hóa yếu nên cắt giảm chuối

Đối với một số người, chuối có thể gây đầy hơi và chướng bụng do lượng chất xơ hòa tan và đường tự nhiên có trong chuối. Mặc dù chất xơ hòa tan là cần thiết trong chế độ ăn uống, nhưng những người có hệ tiêu hóa yếu nên cắt giảm chuối.

 

Theo Thiên Lan (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Táo đỏ 'đại bổ' nhưng những người này ăn vào chẳng khác gì tự đầu độc

Táo đỏ 'đại bổ' nhưng những người này ăn vào chẳng khác gì tự đầu độc

Táo đỏ (táo tàu) từ lâu đã được xem là một loại ‘thần dược’ với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như bổ máu, an thần, tăng cường miễn dịch,…Tuy nhiên, một số người cần đặc biệt thận trọng hoặc tránh xa táo đỏ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.