Du lịch

Infographic Mùa sen hồng nở rộ bên miệng núi lửa hồ Ia Băng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những đóa sen hồng đang vào mùa nở rộ, tỏa ngát hương bên hồ Ia Băng (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai)-miệng núi lửa đã ngủ yên hàng triệu năm. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để du khách tìm về vùng đất này, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên hòa quyện cùng sự tinh khôi của sen hồng.

3-sen-tuan-nguyen.jpg
Mùa sen nở rộ tô điểm cho hồ Ia Băng-dấu tích núi lửa đã tắt hàng triệu năm nằm gọn giữa thung lũng. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Chỉ cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 18km và trung tâm huyện Đak Đoa 20km, hồ Ia Băng không chỉ là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, mà còn là nơi lưu giữ dấu tích núi lửa cổ, nằm gọn giữa thung lũng thông xanh mát mẻ quanh năm.

Những ngày này, điểm du lịch sinh thái hồ Ia Băng càng hấp dẫn du khách gần xa bởi hồ sen hồng nở rộ.

2-sen-tuan-nguyen.jpg
Hương sắc của sen hồng thu hút du khách đến chụp ảnh, checkin. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Cách đây đúng 1 năm, vào dịp sinh nhật Bác Hồ, anh Siu Mun (thôn O Ngó, xã Ia Băng) đã thả những mầm sen đầu tiên xuống lòng hồ rộng 3 sào.

Như đền đáp bàn tay chăm sóc của con người, sen cho mùa hoa đầu tiên rực rỡ hương sắc. Những đóa sen nở rộ, tỏa ngát hương níu chân bao khách.

“Đây là giống sen Thái, chỉ trồng để ngắm hoa chứ không thu được hạt như giống sen truyền thống. Bù lại, hoa lâu tàn, có sắc hồng rất tươi tắn. Mình trồng để tô điểm thêm cho cảnh đẹp hồ Ia Băng và phục vụ du khách hoàn toàn miễn phí”-anh Mun chia sẻ.

5-sen-tuan-nguyen.jpg

Vào mùa sen nở, hồ Ia Băng đón trung bình từ 100 đến 200 lượt khách mỗi ngày, đặc biệt lượt khách đông nhất vào cuối tuần. “Mình mong hồ sen sẽ góp phần tô điểm cho cảnh đẹp hồ Ia Băng, làm cho điểm du lịch sinh thái này ngày càng có sức hấp dẫn với du khách trong và ngoài tỉnh”-Anh Mun nói.

z6620389050425-a305f2754cb0848c78e7df26ba5debcf.jpg
Du khách được tự do ngắm cảnh, thoải mái tạo dáng cùng sen hoàn toàn miễn phí. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Không chỉ có hoa sen, du khách đến với hồ Ia Băng còn được trải nghiệm các dịch vụ thư giãn như câu cá, nghỉ ngơi tại những chòi nhỏ ven hồ và thưởng thức món ăn đặc sản mang đậm hương vị Tây Nguyên do người địa phương chế biến.

z6620388358410-39c46a65de62a8d25bea3b8793d44cab.jpg

Khung cảnh thiên nhiên trong lành, tĩnh lặng kết hợp với làn nước mát lành của hồ và hương sen thoang thoảng trong gió khiến nơi đây trở thành điểm dừng chân lý tưởng để “trốn nóng” mùa hè.

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm mới lạ với du lịch xanh

Trải nghiệm mới lạ với du lịch xanh

(GLO)- Xu hướng trải nghiệm mới lạ được Euronews (mạng lưới truyền hình tin tức toàn châu Âu) xếp đầu trong 7 xu hướng du lịch năm 2025. Du khách tìm kiếm những điểm đến hoang sơ, ít người biết đến để khám phá và kết nối sâu sắc với thiên nhiên.

Nam Trung bộ: Du lịch biển thiếu sức hút

Nam Trung bộ: Du lịch biển thiếu sức hút

Các tỉnh Nam Trung bộ có tiềm năng to lớn về du lịch biển nhờ có nhiều bãi tắm đẹp, cùng với hệ thống đảo, quần đảo, vịnh ven bờ nổi tiếng. Tuy vậy, hoạt động du lịch nhiều nơi còn phát triển manh mún, nhỏ lẻ, hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ, dẫn đến quá tải, gây hệ lụy về môi trường.

Trải nghiệm du lịch cà phê

Trải nghiệm du lịch cà phê

Trải nghiệm cà phê là loại hình du lịch hiện đang nở rộ tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần quảng bá, giới thiệu đặc sản cà phê Đắk Lắk và bảo tồn, khai thác bền vững các giá trị văn hóa địa phương.

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tăng cường công tác kiểm tra toàn diện ngành du lịch năm 2025

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tăng cường công tác kiểm tra toàn diện ngành du lịch năm 2025

(GLO)- Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hồ An Phong vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật và bảo đảm chất lượng trong hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, khu du lịch, điểm du lịch và cơ sở đào tạo, hướng dẫn viên du lịch năm 2025.

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

(GLO)- Hình thành những làng nghề truyền thống để tạo sinh kế bền vững, góp phần giữ rừng, làm du lịch là mục tiêu của Dự án đào tạo nghề đan lát, làm cung nỏ cho người Bahnar ở 3 ngôi làng Kon Jôt, Kon Nak, Kon Pơdram thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.