Một vòng cảnh sắc vùng đất 'đẹp nhất Nam Trung bộ'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tháng 4, tháng 5 là thời điểm đẹp nhất để ghé thăm vùng đất 'hoa vàng trên cỏ xanh' vì tiết trời khô ráo, biển trong xanh, cát trắng, nắng vàng và những tháp xưa lộng lẫy.

Phú Yên được mệnh danh là vùng đất "đẹp nhất Nam Trung bộ" với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, ăn ảnh.

Dưới đây là danh sách những điểm đến nổi bật nhất của Phú Yên, nơi du khách có thể thỏa sức check-in để cho ra những bộ ảnh đẹp nhất.

Cánh đồng muối Sông Cầu

Nằm cách thành phố Tuy Hòa khoảng 60 km về hướng thành phố Quy Nhơn, cánh đồng muối Sông Cầu mang nét đẹp đặc trưng của một bức tranh lao động đầy sức sống của người dân vùng biển Phú Yên.

Mùa hè trên cánh đồng muối Sông Cầu. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Mùa hè trên cánh đồng muối Sông Cầu. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Cánh đồng muối được kẻ ô vuông vức với những ụ muối trắng xóa là nguyên liệu chính cho nghề làm muối Tuyết Diêm nổi tiếng có tuổi đời gần 150 năm ở ba xã Xuân Bình, Lê Uyên, Xuân Phương thuộc thị xã Sông Cầu. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Cánh đồng muối được kẻ ô vuông vức với những ụ muối trắng xóa là nguyên liệu chính cho nghề làm muối Tuyết Diêm nổi tiếng có tuổi đời gần 150 năm ở ba xã Xuân Bình, Lê Uyên, Xuân Phương thuộc thị xã Sông Cầu. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Gành Đá Đĩa

Danh thắng gành Đá Đĩa thuộc địa phận thôn Phú Hạnh, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An. Nơi đây cách thành phố Tuy Hòa khoảng 40km, gây ấn tượng với những khối đá đen được thiên nhiên sắp xếp trật tự nằm bên bờ biển trong xanh, nhìn từ xa giống như những chiếc đĩa khổng lồ.

Nếu có thể thức sớm, đây là điểm đón bình minh tuyệt vời ở xứ Nẫu. Ảnh: BÙI VĂN HẢI
Nếu có thể thức sớm, đây là điểm đón bình minh tuyệt vời ở xứ Nẫu. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Gành Đèn

Ngay cạnh địa danh nổi tiếng gành Đá Dĩa, gành Đèn trải dọc theo đường bờ biển chừng 1km và được tạo tác từ những tảng đá màu đất sét xếp chồng lên nhau một cách ngẫu nhiên.

Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Hải đăng gành Đèn có diện mạo bắt mắt với kiến trúc hình trụ lục giác, nổi bật giữa những tảng đá xếp chồng lên nhau với hai tông màu đỏ - trắng xen kẽ càng thêm rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời. Để di chuyển đến ngọn hải đăng, sẽ có một con đường dẫn bạn đi từ dưới lên trên với khung vịnh hai bên.

Ngọn hải đăng trên gành Đèn. Ảnh: BÙI VĂN HẢI
Ngọn hải đăng trên gành Đèn. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Cầu gỗ Ông Cọp

Cầu gỗ Ông Cọp còn được biết đến với danh xưng "Cầu gỗ dài nhất Việt Nam", nối liền các thôn phía bắc xã An Ninh Tây (huyện Tuy An) với thị xã Sông Cầu. Cây cầu là lối đi tắt dẫn đến các thắng cảnh nổi tiếng ở Phú Yên như gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, nhà thờ Mằng Lăng, đập Tam Giang…

Điều tạo nên vẻ đẹp nơi đây không chỉ bởi sự mộc mạc, đơn sơ của cây cầu, mà còn do khung cảnh thiên nhiên xung quanh, với mặt nước mênh mông trong vắt, những rặng cây phi lao xanh rì và cuộc sống mưu sinh của người dân địa phương. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Điều tạo nên vẻ đẹp nơi đây không chỉ bởi sự mộc mạc, đơn sơ của cây cầu, mà còn do khung cảnh thiên nhiên xung quanh, với mặt nước mênh mông trong vắt, những rặng cây phi lao xanh rì và cuộc sống mưu sinh của người dân địa phương. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Cánh đồng cói Tuy An

Cách thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) khoảng 30 km là làng dệt chiếu cói Tuy An. Tồn tại hàng trăm năm qua, nghề làm chiếu trở thành nguồn sống cho nhiều thế hệ người dân ở địa phương này.

Khoảng tháng 5 đến tháng 7, cánh đồng cói xanh rì rộn ràng không khí lao động. Người cắt, người cột những bó cói thành từng bó rồi vận chuyển về nhà bằng nhiều hình thức khác nhau tạo nên bức tranh thiên nhiên thanh bình. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Khoảng tháng 5 đến tháng 7, cánh đồng cói xanh rì rộn ràng không khí lao động. Người cắt, người cột những bó cói thành từng bó rồi vận chuyển về nhà bằng nhiều hình thức khác nhau tạo nên bức tranh thiên nhiên thanh bình. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Đầm Ô Loan

Ô Loan là đầm nước lợ, nằm ngay chân đèo Quán Cau, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An.

Đầm Ô Loan là điểm ngắm hoàng hôn thơ mộng và là nơi săn ảnh nghệ thuật nổi tiếng của nhiều nhiếp ảnh gia trong nước và quốc tế. Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ cùng cuộc sống người dân vùng đầm phá đã tạo ra nhiều cảm xúc sáng tác nghệ thuật. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Đầm Ô Loan là điểm ngắm hoàng hôn thơ mộng và là nơi săn ảnh nghệ thuật nổi tiếng của nhiều nhiếp ảnh gia trong nước và quốc tế. Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ cùng cuộc sống người dân vùng đầm phá đã tạo ra nhiều cảm xúc sáng tác nghệ thuật. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Cù lao Mái Nhà

Cù lao Mái Nhà thuộc địa phận thôn Phước Đồng, xã An Hải, huyện Tuy An. Đây là đảo nhỏ nằm chơ vơ giữa biển khơi, cách đầm Ô Loan hơn 4 km và cách thành phố Tuy Hòa 27 km về phía bắc. Cù lao Mái Nhà còn có tên gọi khác là đảo lao Mái Nhà hay hòn lao Mái Nhà.

Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Cù lao Mái Nhà có diện tích khoảng 1,2 km2. Phía Đông Bắc còn nguyên sơ với những dãy núi đá cao, nước biển xanh trong và rừng cây tầng thấp xen những tảng đá tuyệt đẹp. Phía tây nam đảo có gành đá chạy dài nối những bãi cát trắng tạo cảnh đẹp kỳ thú.

Đây cũng là nơi người dân từ trong đất liền thường ra tham quan, du lịch, cắm trại qua đêm hoặc chọn làm vị trí ở lại đánh cá trong những ngày biển vào mùa.

Đây cũng là nơi người dân từ trong đất liền thường ra tham quan, du lịch, cắm trại qua đêm hoặc chọn làm vị trí ở lại đánh cá trong những ngày biển vào mùa.

Danh thắng hòn Yến

Nằm cách trung tâm thành phố Tuy Hòa hơn 20 km, hòn Yến là điểm đến được khách du lịch yêu thích bởi vẻ đẹp của bãi san hô. Du khách có thể ngắm nhìn san hô trên cạn vào những ngày rằm hoặc cuối tháng 4, tháng 5 âm lịch.

Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Hòn Yến còn được biết đến với loại hình đánh bắt cá cơm độc đáo bằng lưới vây. Vào khoảng tháng 5, 6 hàng năm, từng đoàn thuyền đánh cá tập trung đánh bắt gần Hòn Yến, nhìn từ trên cao, những mành lưới xanh lá biến hóa ra những hình dạng độc đáo dưới làn nước biển trong vắt.

Tháp Nghinh Phong

Tọa lạc tại quảng trường Nghinh Phong ở nút giao thông đường Nguyễn Hữu Thọ - Độc Lập (TP.Tuy Hòa), tháp Nghinh Phong có công trình kiến trúc đặc biệt ấn tượng.

Từ tháp Nghinh Phong, chúng ta có thể ngắm mặt trời lên từ biển và khuất dần sau đỉnh núi Chóp Chài (đỉnh núi cao nhất Tuy Hòa). Ban đêm, tháp Nghinh Phong được thắp sáng bằng những ngọn đèn nhiều màu sắc ấn tượng. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Từ tháp Nghinh Phong, chúng ta có thể ngắm mặt trời lên từ biển và khuất dần sau đỉnh núi Chóp Chài (đỉnh núi cao nhất Tuy Hòa). Ban đêm, tháp Nghinh Phong được thắp sáng bằng những ngọn đèn nhiều màu sắc ấn tượng. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Lấy cảm hứng từ gành Đá Đĩa mang tính biểu tượng của địa phương và truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên", tòa tháp đôi bên cao, bên thấp tượng trưng Lạc Long Quân và Âu Cơ. Dưới chân mỗi tòa tháp là 50 khối đá xếp chồng lên nhau, tượng trưng cho "trăm trứng trăm con" phải tách nhau theo cha mẹ lên rừng xuống biển. Giữa hai cột tháp là khe gió trang trí các hình ảnh về vùng đất "hoa vàng trên cỏ xanh".

Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Tháp Nhạn

Tháp Nhạn được công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1988.

Sở dĩ có tên gọi tháp Nhạn bởi trước đây, có rất nhiều chim nhạn bay tới đây sinh sống, làm tổ trên ngọn tháp. Dần về sau, tháp Nhạn cũng được gọi theo tên của loài chim này.

Thông thường, tháp Nhạn thường được chọn là điểm đến vào buổi tối trong mỗi chuyến hành trình. Bởi khi màn đêm buông xuống, tháp rực sáng đầy mê hoặc trong ánh đèn nghệ thuật. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Thông thường, tháp Nhạn thường được chọn là điểm đến vào buổi tối trong mỗi chuyến hành trình. Bởi khi màn đêm buông xuống, tháp rực sáng đầy mê hoặc trong ánh đèn nghệ thuật. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Mũi Điện

Hải đăng Mũi Điện thuộc địa phận của xã Hòa Tâm, thuộc huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, nơi từng được xem là đón bình minh đầu tiên của cả nước.

Mặt trời ban sớm treo ngang ngọn hải đăng tạo nên khung cảnh đẹp ngất ngây. Hải đăng được xây dựng và đưa vào hoạt động từ thế kỷ 19. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Mặt trời ban sớm treo ngang ngọn hải đăng tạo nên khung cảnh đẹp ngất ngây. Hải đăng được xây dựng và đưa vào hoạt động từ thế kỷ 19. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Đặc biệt, khi nhìn từ trên cao, một dải đất cong cong hình chữ S được tạo ra do sự kết hợp hoàn hảo giữa núi, rừng, biển xanh, cát trắng một cách trùng hợp bất ngờ. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Đặc biệt, khi nhìn từ trên cao, một dải đất cong cong hình chữ S được tạo ra do sự kết hợp hoàn hảo giữa núi, rừng, biển xanh, cát trắng một cách trùng hợp bất ngờ. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Có thể bạn quan tâm