Mang niềm vui đến với bệnh nhân phong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hơn 20 năm qua, những người mắc bệnh phong ở làng Lân (xã Ia O, huyện Ia Grai) đã tìm đến nhau, sống quây quần trong một xóm nhỏ, bà con quanh vùng quen gọi với cái tên là “xóm cùi”. Cuộc sống của những người dân nơi này còn nhiều trở ngại, khó khăn.

Đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, mặc cảm với bệnh tật, ông Rơ Châm Bên đã rủ những bệnh nhân mắc bệnh phong khác đến mảnh đất của mình ở làng Lân (xã Ia O, huyện Ia Grai) dựng nhà, sống tách biệt hẳn với cộng đồng. Nhớ lại chuyện những ngày đầu lập xóm, mắt ông Bên vẫn ẩn chứa nỗi xa xăm, mọi chuyện với ông như chỉ mới vừa hôm qua.

 

Một góc xóm phong. Ảnh: Đào An Duyên
Một góc xóm phong. Ảnh: Đào An Duyên

Trò chuyện với chúng tôi, ông xưng tên một cách rất thân mật: “Đất này của Bên, năm ấy Bên rủ 5 người bệnh nữa về đây cất nhà, tất cả ở chung trong một ngôi nhà xây nhỏ xíu. Chỉ có Bên và một người nữa có vợ, còn lại độc thân. Vợ Bên cũng bị bệnh phong, bà ấy vừa mất cách đây mấy ngày rồi. Trong số những người đầu tiên đến ở đây thì một người cũng đã mất, giờ chỉ còn lại 4 người già thôi”. Vừa nói, ông Bên vừa giơ bàn tay đã bị cụt hết các ngón chỉ ra xung quanh.

Nếu chỉ nhìn gương mặt tròn đầy, phúc hậu với bộ râu quai nón bạc trắng, nụ cười hiền lành và ánh mắt còn khá tinh anh của ông Bên, không ai nghĩ đã mấy chục năm nay ông mắc căn bệnh một thời bị cả xã hội xa lánh. Hôm chúng tôi đến, tiết trời đã bớt lạnh, những bệnh nhân tập trung ra phía trước nhà ngồi quây quần bên nhau sưởi nắng. Người đã cụt hết cả 2 ống chân lên đến khớp gối, người may mắn hơn thì chỉ rụng mấy đốt ngón tay, tất cả lặng lẽ, không ai nhắc đến chuyện bệnh tật nếu không được hỏi.

Kể từ cái ngày đầu tiên ông Bên rủ mọi người đến ở trên đất của mình, bệnh nhân phong trong vùng lân cận nghe tin đã tìm đến xin ông cho sống cùng. Họ đồng cảm, bảo bọc, yêu thương nhau mà thành vợ thành chồng, sinh con đẻ cái trên đất ấy. Đến nay, xóm đã có chừng hơn chục hộ gia đình với khoảng gần 50 nhân khẩu, trong đó có 16 bệnh nhân. Bệnh nhân lớn tuổi nhất cũng đã ngoài 80, không còn đi lại được, phải nằm một chỗ; bệnh nhân trẻ nhất năm nay 29 tuổi.

Kể từ khi người ta tìm ra thuốc chữa khỏi bệnh phong và công bố bệnh phong không lây nhiễm, mọi người đã tìm đến chia sẻ với người bệnh nhiều hơn. Ở “xóm cùi” cũng thế. Hàng tháng, nhất là vào dịp lễ, Tết, ngoài đại diện chính quyền địa phương đến thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ nhu yếu phẩm; cán bộ y tế đến thăm khám bệnh thì bà con nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tổ chức/nhóm/cá nhân làm công tác từ thiện. Anh Lê Quốc Trung (204 Tăng Bạt Hổ, TP. Pleiku), cho biết: “Cứ 3 tuần tôi lại cùng bạn bè xuống làng Lân một lần. Chúng tôi cắt tóc, tắm gội, rửa vết thương, dọn dẹp lau chùi nhà cửa giúp các gia đình bệnh nhân, sinh hoạt, vui chơi, trò chuyện cùng bà con. Có khi chúng tôi ở lại 3-4 ngày mới làm hết việc, xong lại sang các làng khác.

Công việc chúng tôi làm đơn giản thế thôi, nhưng đã góp một phần xoa dịu nỗi đau bệnh tật. Nhìn thân thể khiếm khuyết của họ, tôi thấy có lẽ trên đời không có nỗi khổ nào lớn hơn, tôi thấy mình thật may mắn. Do đó, tôi muốn chia sẻ với họ thật nhiều. Chỉ mong một điều sẽ có sự quan tâm đặc biệt về y tế đối với những bệnh nhân ở đây, chẳng hạn như sự hỗ trợ về phương tiện di chuyển khi họ đi viện, vì họ không tự di chuyển được”.

Mặc cảm bệnh tật khiến những người bệnh ấy không dám tìm đến cái chữ đã đành, mà thế hệ thứ 2 lớn lên từ đây dù lành lặn cũng có rất ít cơ hội đến trường. Trong một lần đến xóm làm từ thiện, Đại úy Trịnh Thành Công-cán bộ Công ty 715 (Binh đoàn 15) nghe mọi người kể chuyện những đứa trẻ trong xóm không biết chữ, chúng không đến trường do mặc cảm, dù hoàn toàn lành lặn. Từ suy nghĩ không biết tương lai những đứa trẻ mai này sẽ ra sao, từ tình thương yêu lũ trẻ vì thường xuyên gắn bó với bà con trong xóm, anh Công đã tranh thủ tất cả các buổi chiều tối đến dạy chữ cho trẻ con và cả những thanh niên trong làng. Từ tháng 8-2016 đến nay, các em đã nhận biết được mặt chữ, viết được tên mình, biết cộng trừ nhân chia. “Tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi làm được một việc nhỏ cho bà con, giúp họ phần nào vơi đi mặc cảm tự ti và nỗi đau bệnh tật. Hy vọng thời gian tới các em sẽ đến trường nhiều hơn”-mắt anh Công ánh lên niềm hạnh phúc khi chia sẻ với chúng tôi.

Nguồn sống hiện nay của cả bệnh nhân phong và gia đình họ chủ yếu vẫn trông chờ vào sự giúp đỡ của những người làm thiện nguyện. Mỗi tháng, một bệnh nhân được hỗ trợ 450 ngàn đồng từ nguồn quỹ của Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh. Những thanh niên khỏe mạnh do không biết chữ nên cũng chỉ có thể làm những công việc thời vụ như hái cà phê thuê, mót mủ cao su…, thu nhập bấp bênh, không ổn định. Cấp ủy và chính quyền xã Ia O đã nhiều lần họp bàn về việc trích quỹ đất để cấp cho bà con trong xóm phong có đất sản xuất, ổn định cuộc sống. “Nhưng giải quyết việc lập một xóm riêng cho hàng chục hộ gia đình để họ vừa có chỗ ở, vừa có đất sản xuất, lại có đất để làm khu nghĩa địa đúng như nguyện vọng của bà con là một vấn đề rất nan giải, chúng tôi vẫn đang nỗ lực cố gắng giải quyết để bà con yên tâm điều trị bệnh tật, ổn định cuộc sống”-ông Siu Nghiệp-Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ia O, cho biết.

Đào An Duyên

Có thể bạn quan tâm

Đông đảo người dân huyện Phú Thiện tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện tiếp nhận 232 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 16-6, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Phú Thiện phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2025.

Cả nhà mắc bệnh nan y

Cả nhà mắc bệnh nan y

(GLO)- Gần như kiệt sức vì bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn cuối nhưng bà Trần Thị Tuyết Nhung (SN 1961, thôn Ia Sa, xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) vẫn phải gắng gượng từng ngày để chăm cô con gái thiểu năng trí tuệ, dị tật tim bẩm sinh và di chứng chất độc da cam.

Nhóm thiện nguyện Trái tim nhân ái: Cầu nối gắn kết yêu thương

Nhóm thiện nguyện Trái tim nhân ái: Cầu nối gắn kết yêu thương

(GLO)- Thành lập vào tháng 9-2024, nhóm thiện nguyện Trái tim nhân ái (huyện Mang Yang) đã thực hiện được nhiều hoạt động nhân đạo, đặc biệt là giúp đỡ các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn. Nhóm đã trở thành cầu nối gắn kết yêu thương giữa các nhà hảo tâm với những mảnh đời kém may mắn.

Gia Lai: Hơn 9,1 tỷ đồng hỗ trợ trong “Tháng Nhân đạo” năm 2025

Gia Lai: Hơn 9,1 tỷ đồng hỗ trợ trong “Tháng Nhân đạo” năm 2025

(GLO)- Hưởng ứng “Tháng Nhân đạo” năm 2025 với chủ đề “Hành trình nhân đạo-lan tỏa yêu thương”, các cấp Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ hơn 35.000 lượt người với tổng trị giá hơn 9,1 tỷ đồng, vượt 40% so với chỉ tiêu Trung ương Hội giao.

Tặng 200 suất quà cho người nghèo, khó khăn xã Sró

Tặng 200 suất quà cho người nghèo, khó khăn xã Sró

(GLO)- Ngày 4-6, Hội Chữ thập đỏ huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) phối hợp với đoàn từ thiện Đạo Tràng Tín Tâm Củ Chi (xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh) cùng UBND xã Sró, tổ chức chương trình tặng quà cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn tại địa phương.

Ấm áp "Phiên chợ 0 đồng"

Ấm áp "Phiên chợ 0 đồng"

(GLO)- “Phiên chợ 0 đồng-Liên Tâm cho em” do nhóm thiện nguyện Liên Tâm từ TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại Giáo xứ Hà Bầu (xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) ngày 31-5 thu hút đông người dân, các em nhỏ. Hoạt động này không chỉ mang đến những phần quà thiết thực mà còn tạo không gian ấm áp.

Lan tỏa yêu thương từ những giọt máu hồng

Lan tỏa yêu thương từ những giọt máu hồng

(GLO)- Trung tâm chính trị huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) trở nên ấm áp và đầy sẻ chia khi hàng trăm người cùng tham gia lễ phát động hiến máu tình nguyện (HMTN) năm 2025 và tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào HMTN năm 2024.

Tổ chức chương trình “Gắn kết-yêu thương” tại xã Ia Tiêm

Tổ chức chương trình “Gắn kết-yêu thương” tại xã Ia Tiêm

(GLO)- Chiều 30-5, tại nhà sinh hoạt cộng đồng làng Nú (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với Tổ chức Care (KE) tại Việt nam và Công ty Thực phẩm PepsiCo tổ chức chương trình “Gắn kết-yêu thương” với chủ đề: “Nông nghiệp bền vững-Tái sinh-Bình đẳng giới”.

Nhân văn mô hình Tủ áo ấm tình thương

Nhân văn mô hình Tủ áo ấm tình thương

(GLO)- Với khẩu hiệu “Ai cần đến lấy, ai có đem cho”, mô hình Tủ áo ấm tình thương của Trường THPT Phạm Văn Đồng (huyện Ia Grai) không chỉ trao tặng quần áo, đồ dùng thiết yếu cho người nghèo mà còn giáo dục tinh thần nhân văn cho các em học sinh.

null