Mắc cọp lần đầu đến Phố núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Có tên gọi rất lạ, trái “mắc cọp” hay còn được gọi là lê nâu có xuất xứ từ Lạng Sơn lần đầu tiên được đưa về Phố núi.
 

Ảnh: Tú Uyên
Ảnh: Tú Uyên

Lê nâu, loại trái cây mà người dân tộc Mông vẫn thường gọi là “mắc cọp” có cùng giống với trái lê màu vàng lâu nay chúng ta quen dùng nhưng tròn và to hơn một chút. Đây là loại quả được trồng trên vùng cao Lạng Sơn mà theo như người bán quảng bá thì lê nâu có tác dụng bổ phế tiêu đờm, là bài thuốc quý mà dân gian thường dùng để chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp. So với các thức ăn thực vật, lê là loại có nhiều chất xơ có vai trò quan trọng trong tiêu hóa và chuyển hóa.

Cây lê nâu ra hoa vào tháng 3, 4 và bắt đầu thu hoạch vào tầm tháng 8, 9. Loại quả này khi chưa chín có màu xanh, chín thì chuyển vàng phớt nhẹ và chín kỹ thì lại có màu nâu vàng. Anh Nguyễn Huy Toàn-một người bán trái cây hướng dẫn: “Trái lê nâu màu phớt vàng ăn sẽ giòn hơn vì vừa chín tới, trái nào màu nâu đậm thì sẽ mềm hơn. Tùy vào sở thích người dùng”. Mắc cọp đầu mùa có giá 50 ngàn đồng/kg. Vì lần đầu có mặt tại Phố núi nên khá thu hút người dân vì vẻ ngoài lạ lẫm của nó. Khác với những thức quả quen thuộc như vải, nhãn, chôm chôm…, năng suất tiêu thụ quả lê nâu thấp hơn nhiều. Anh Toàn cho biết, đa số người dân đi qua chỉ quan sát bởi quả lạ rồi bỏ đi  chứ chưa mua về dùng nhiều. Thay vì một ngày bán từ 1 đến 2 tạ như những quả trước, phải đến 3-4 ngày, đội của anh mới bán hết 2 tạ lê nâu.

Lê nâu có mùi thơm dịu nhẹ, ăn vào vị ngọt đậm chứ không thanh như trái lê vàng. Có một dĩa lê nâu trên bàn ăn dùng tráng miệng sau bữa cơm sẽ rất bổ và lạ mắt. Đây chắc chắn sẽ là đề tài nóng cho bữa cơm gia đình ấm cúng.

Tú Uyên

Có thể bạn quan tâm

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Tập trung hoàn thiện hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Hội

(BĐ) - Đây là yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tự Công Hoàng đối với chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Hòa Hội, tại thông báo ý kiến kết luận sau buổi họp nghe báo cáo tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Hòa Hội.
null