Làm giả hồ sơ nhiễm chất độc hóa học để trục lợi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hàng loạt trường hợp làm giả hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học để hưởng chế độ trên địa bàn tỉnh đã bị phát hiện. Cơ quan chức năng đang nỗ lực để thu hồi số tiền mà những người này đã trục lợi, đồng thời làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật. 
Ông S. giãi bày với phóng viên về việc làm hồ sơ giả để hưởng chế độ. Ảnh: Lê Gia
Ông S. giãi bày với phóng viên về việc làm hồ sơ giả để hưởng chế độ. Ảnh: Lê Gia
Mới đây, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã ra quyết định đình chỉ trợ cấp ưu đãi đối với 46 trường hợp là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học do phát hiện các trường hợp này làm giả hồ sơ. Đồng thời, Sở yêu cầu các đơn vị liên quan thu hồi số tiền hàng tỷ đồng mà các trường hợp này đã trục lợi. Bên cạnh đó, Sở LĐTBXH cũng đang phối hợp với cơ quan Công an điều tra, làm rõ các đối tượng liên quan để xử lý trách nhiệm. 
Một trong những trường hợp vừa bị đình chỉ trợ cấp ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là ông  P.V.S. (SN 1949, trú tại xã Đak Yă, huyện Mang Yang). Ông S. đã sử dụng giấy chứng sinh số 018-5-1980 ngày 20-6-1980 của Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ Tĩnh (cũ) cấp cho bà N.T.T. (SN 1954, vợ ông S.) để làm hồ sơ hưởng trợ cấp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Với hồ sơ này, từ ngày 1-4-2010 đến ngày 31-12-2018, ông S. đã được hưởng trợ cấp tổng cộng hơn 210 triệu đồng. Tuy nhiên, qua kiểm tra, Sở LĐTBXH xác định giấy chứng sinh mà ông S. dùng làm hồ sơ này là giả. Vì vậy, Sở đã ra quyết định đình chỉ trợ cấp ưu đãi đối với ông S. và giao cho Phòng LĐTBXH huyện Mang Yang có trách nhiệm thu hồi số tiền đã cấp cho ông này để nộp vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ LĐTBXH.
Trao đổi với P.V, ông S. cho hay, ông là thương binh, từng chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, Quảng Nam và Campuchia rồi xuất ngũ năm 1990. Năm 2009, có 1 đối tượng đã gợi ý ông làm giấy chứng sinh trên với giá 10 triệu đồng để chứng nhận con ông bị dị tật bẩm sinh nhằm được hưởng chế độ. Theo giấy chứng sinh giả, vợ ông đã sinh con vào lúc 3 giờ 25 phút ngày 12-5-1980. Nhưng đứa con này sinh ra bị dị dạng, nặng 3,4 kg và đã tử vong sau khi sinh. Giấy chứng sinh có chữ ký của thủ trưởng cơ sở y tế là bác sĩ Phạm Dần và người đỡ đẻ là y tá hộ sinh Bùi Lan. Sau khi giao cho ông S. giấy chứng sinh giả, đối tượng kia tiếp tục giúp ông làm các thủ tục liên quan để được hưởng chế độ vào năm 2010. 
Tương tự, ông N.V.T. (SN 1939, trú tại thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) cũng vừa bị Sở LĐTBXH ra quyết định đình chỉ trợ cấp ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Lý do là bởi ông T. đã sử dụng giấy chứng sinh giả cấp ngày 13-6-1981 của Bệnh viện huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng cấp cho vợ ông là bà P.T.B. (SN 1945) để làm hồ sơ hưởng chế độ từ ngày 1-2-2012. Số tiền trợ cấp mà ông T. đã hưởng và phải thu hồi tính đến ngày 31-12-2018 là hơn 182 triệu đồng. 
Lê Gia

Có thể bạn quan tâm

Diện tích cao su bị cháy của gia đình ông Lê Văn Thảo bắt đầu héo lá. Ảnh: V.H

Khẩn trương điều tra vụ cháy vườn điều, cao su ở Ia Nan

(GLO)- Sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo UBND xã Ia Nan (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã chỉ đạo lực lượng Công an xã phối hợp với Công an huyện điều tra vụ cháy hơn 700 cây cao su và hơn 20 cây điều gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng của gia đình ông Lê Văn Thảo ở thôn Đức Hưng.

6 lần giả danh công an lừa đảo tiền

6 lần giả danh công an lừa đảo tiền

Chỉ trong thời gian khoảng hơn 1 tháng, Nguyễn Thọ Đức (ngụ P.Đông Thịnh, TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã 6 lần giả danh công an để đe dọa, lừa đảo chiếm đoạt 455 triệu đồng của một người dân.

45 đối tượng bị truy tố vì 'khủng bố', cắt ghép ảnh người thân con nợ đăng lên trang 'tình một đêm'

45 đối tượng bị truy tố vì 'khủng bố', cắt ghép ảnh người thân con nợ đăng lên trang 'tình một đêm'

Sau khi thành lập doanh nghiệp và mua lại hàng trăm nghìn khoản nợ xấu, bị can Trần Hồng Tiến chỉ đạo nhân viên tại công ty gọi điện đe dọa, cắt ghép ảnh, đăng bài bôi nhọ người thân của con nợ lên các trang mạng xã hội để gây sức ép buộc phải trả nợ.