Khoảng 21.000 du khách trảy hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc tại Di tích Quốc gia Đặc biệt Côn Sơn-Kiếp Bạc (Hải Dương) với nhiều hoạt động đặc sắc đã thu hút lượng khách kỷ lục từ trước đến nay về tham quan, chiêm bái.
Lễ rước văn từ nhà thờ Tổ Chùa Côn Sơn sang Đền Nguyễn Trãi. (Ảnh: Mạnh Minh/TTXVN)
Lễ rước văn từ nhà thờ Tổ Chùa Côn Sơn sang Đền Nguyễn Trãi. (Ảnh: Mạnh Minh/TTXVN)

Theo Ban Quản lý Di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc, tỉnh Hải Dương, từ ngày 24/9-4/10, ước tính có khoảng 210.000 du khách về trảy hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2023.

Đây là lượng khách kỷ lục từ trước đến nay về tham quan, chiêm bái tại khu di tích này. Trong đó, cao điểm ngày 1/10 có gần 80.000 du khách; ngày 30/9, khu di tích đón trên 30.000 du khách.

Theo ông Lê Duy Mạnh, Phó Trưởng Ban Quản lý Di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc, một số yếu tố thu hút đông du khách làm nên kỳ lễ hội thành công đó là thời tiết thuận lợi; lễ hội diễn ra vào thời điểm Hải Dương cùng các tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh tập trung tuyên truyền hoàn thiện Hồ sơ Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

So với những năm trước, năm nay, các nghi lễ đã được nâng cấp. Lễ tưởng niệm 723 năm Ngày mất của Anh hùng Dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và khai hội mùa Thu được truyền hình trực tiếp với chương trình nghệ thuật đặc sắc.

Festival Chí Linh-Hải Dương lần đầu tiên tổ chức gồm nhiều hoạt động đặc sắc đã tạo hiệu ứng thu hút đông đảo nhân dân và du khách về với lễ hội.

Tuần Văn hóa Du lịch và Xúc tiến Thương mại lần đầu tiên được tổ chức quy mô lớn 65 gian hàng, giới thiệu nhiều đặc sản OCOP và sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh với sự tham gia của nhiều tỉnh, thành phố góp phần thu hút nhiều du khách các tỉnh.

Hạ tầng giao thông vào khu di tích đã được Hải Dương quan tâm đầu tư, trong đó điểm nhấn là tuyến đường từ ngã ba An Lĩnh (nút giao giữa Quốc lộ 37 vào Di tích Đền Kiếp Bạc) được nâng cấp, mở rộng, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và thuận lợi hơn cho việc lưu thông của người dân, du khách mỗi dịp lễ hội.

Tổng mức đầu tư dự án là 564 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách tỉnh, thời gian thực hiện từ 2023-2025. Hiện các hạng mục như bãi đỗ xe ở ngã ba Đầu Rồng tiếp tục được triển khai.

Hải Dương đã thông qua điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nâng cấp tuyến đường từ Quốc lộ 37 vào chùa Côn Sơn, tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 279 tỷ đồng, triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

Du khách đều ghi nhận cảnh quan nơi đây ngày càng phong quang, sạch đẹp và tôn nghiêm, xứng tầm với một khu Di tích Quốc gia Đặc biệt.

Ngoài việc nâng cấp đường vào khu di tích và trang trí cờ hội, hồng kỳ rực rỡ, các điểm di tích đều được chăm chút, làm nổi bật nét đẹp của từng công trình, kiến trúc như Chùa Côn Sơn, Đền Kiếp Bạc, Thanh Hư Động, cầu Thấu Ngọc, suối Côn Sơn, lầu thờ Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát, Cửu phẩm Liên Hoa.

Tại di tích Côn Sơn, bên cạnh việc trang trí khuôn viên bởi cờ hội, cờ dây, hồng kỳ, đèn lồng và nhiều loài hoa, cây cảnh, Ban Quản lý di tích xây dựng, thiết kế khu vực trải nghiệm riêng đáp ứng nhu cầu nghỉ chân cho người dân và du khách trong quá trình tham quan di tích.

Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an ninh trật tự được Ban Quản lý di tích và chính quyền địa phương thường xuyên chú trọng.

Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm nay diễn ra từ 24/9-4/10 với nhiều hoạt động đặc sắc gồm các nghi thức truyền thống và hoạt động phần hội gồm Lễ tưởng niệm 723 năm Ngày mất của Anh hùng Dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Lễ tưởng niệm 581 năm Ngày mất của Anh hùng Dân tộc, Danh nhân Văn hóa Thế giới Nguyễn Trãi, Lễ khai hội, Lễ khai ấn, ban ấn Đền Kiếp Bạc, Hội quân trên sông Lục Đầu, Lễ cầu An và Hội Hoa đăng, Tuần Văn hóa Du lịch và Xúc tiến Thương mại.

Link bài gốc: https://www.vietnamplus.vn/khoang-21000-du-khach-tray-hoi-mua-thu-con-sonkiep-bac-nam-2023/900224.vnp

Có thể bạn quan tâm

Ngắm cỏ hồng dưới tán thông xanh

Ngắm cỏ hồng dưới tán thông xanh

(GLO)- Dù không rộn ràng lễ hội, song đồi cỏ hồng Glar (xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn thu hút đông đảo du khách đến tham quan, thưởng ngoạn. Sắc hồng tím của đồng cỏ mênh mông lẫn vào màu xanh mướt của rừng thông tạo nên khung cảnh lãng mạn, nên thơ.
Khi người dân là đại sứ du lịch

Khi người dân là đại sứ du lịch

(GLO)- Những ngày cuối năm, bầu trời cao vợi và xanh thăm thẳm. Và hơn ai hết, mỗi người con Gia Lai, dù đang sống ở đâu cũng mong muốn quay về. Và từ trang cá nhân của những người bạn tôi đang sinh sống ở Gia Lai, tôi hiểu, họ đang trở thành đại sứ du lịch của mảnh đất mình đang sống.
Dự báo về một miền du lịch hấp dẫn

Dự báo về một miền du lịch hấp dẫn

(GLO)- Cao nguyên mùa khô, hầu như đi đâu cũng gặp sắc vàng của dã quỳ. Lòng lại chợt nhớ đến đôi câu của một người bạn ở phố biển Quy Nhơn trong một lần đến Pleiku rồi có chuyến thưởng ngoạn mùa hoa dã quỳ ở núi Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) mà tức cảnh sinh tình: “Sắc vàng ai nhuộm sơn khê/Nắng vàng ai trải đê mê đất trời/Mùa vui gió hát rong chơi/Bướm vàng ai thả lả lơi bên đồi”.
Cơ hội cho ngành “công nghiệp không khói”

Cơ hội cho ngành “công nghiệp không khói”

(GLO)- Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023 đã khép lại với nhiều hoạt động ấn tượng, đặc sắc, thu hút trên 165 ngàn lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm. Thành công này không chỉ đến từ con số mà từ sự “chuyển động” đầy lạc quan ở chính người làm du lịch và du khách khi đến với các hoạt động trong chuỗi sự kiện đặc sắc này.
Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô: Nâng tầm “thương hiệu” du lịch

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô: Nâng tầm “thương hiệu” du lịch

(GLO)- Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan Văn hóa cồng chiêng năm 2023 do UBND huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã bế mạc vào sáng 18-11. Qua 4 lần tổ chức, đây là lần đầu tiên chiếc cúp A Sanh được trao cho đội vô địch hội đua thuyền, như một cách xác nhận “thương hiệu” du lịch cho sự kiện đã trở thành điểm nhấn đặc sắc của huyện vùng biên.