Khách Trung Quốc đến Việt Nam chi trung bình 130 USD mỗi ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mức chi tiêu của khách Trung Quốc hiện tăng gần 10% so với năm 2014, theo khảo sát của Tổng cục Du lịch.

 
Nha Trang là điểm đến yêu thích của khách Trung Quốc. Ảnh: Xuân Ngọc.
Nha Trang là điểm đến yêu thích của khách Trung Quốc. Ảnh: Xuân Ngọc.



 Chiều 16/10, Tổng cục Du lịch tổ chức họp báo về tình hình du lịch 9 tháng đầu năm. Theo đó, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ đầu năm đến nay đạt gần 11,7 triệu lượt, tăng gần 23%. Trong giai đoạn 2015-2017, khách quốc tế cũng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 28%.

Mức tăng trưởng này khiến nhiều người lo ngại du lịch Việt Nam đang phát triển về số lượng chứ chưa đem lại hiệu quả kinh tế. Tại họp báo, ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin Du lịch, khẳng định, chi tiêu của khách đến cũng đã tăng trong thời gian qua.

Dẫn chứng kết quả điều tra năm 2014 và 2017 của Tổng cục Du lịch, ông Tuấn Anh chỉ ra khách đến từ hầu hết tất cả thị trường đều gia tăng mức chi tiêu bình quân một ngày.

Trong đó, hai thị trường lớn nhất với du lịch Việt Nam là Hàn Quốc tăng 28,5% (từ 133,4 USD lên 171,5 USD một ngày), và Trung Quốc tăng 9,6% (từ 118,6 USD lên 130,1 USD một ngày). Năm 2017, chi tiêu bình quân một ngày của khách nghỉ đêm là 126,3 USD.

 Ngoài ra, theo khảo sát, lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không năm 2017 chiếm 84,4% trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam. Đây đa phần là khách có khả năng chi tiêu cao.

Theo ông Tuấn Anh, sự gia tăng về chất lượng đã góp phần gia tăng tổng thu từ khách du lịch, đạt 541.000 tỷ đồng vào năm 2017, tăng gần 30% so với năm 2016. Trong đó, tổng thu từ du khách quốc tế năm 2017 đạt 316.000 tỷ đồng, tăng hơn 31% so với năm.

Tuy nhiên, thị trường khách Trung Quốc hiện vẫn tồn tại nhiều bất cập, điển hình là tour du lịch giá rẻ. Ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành, nhận định việc tìm kiếm doanh thu từ mua sắm hàng hóa, dịch vụ ngoài tour để bù đắp cho chi phí tổ chức tour đã tạo sức ép lớn cho các công ty lữ hành gửi khách và hoạt động quản lý điểm đến.

“Một số nguồn thu từ các dịch vụ mua bán hàng hóa của khách du lịch chưa được quản lý chặt chẽ dẫn đến không kiểm soát được doanh số và thất thu thuế”, ông Phương thừa nhận.

Cuộc khảo sát năm 2017 được tiến hành với 27.000 phiếu theo phương pháp chọn mẫu tại 12 cửa khẩu quốc tế trên cả nước (4 cửa khẩu đường không, 4 cửa khẩu đường bộ và 4 cảng biển). Năm 2014 là lần đầu tiên Tổng cục Du lịch khảo sát khách quốc tế đến với 14.000 phiếu được phát.

Vy An (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.