Hương vị Nam Bộ giữa lòng phố núi Pleiku   

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Có lần cùng người thân đãi khách, chúng tôi chọn quán Lẩu cá kèo (số 36/12 Quyết Tiến, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Đến một lần là nhớ, bởi các thức món nơi đây đậm đà hương vị Nam Bộ.

Theo anh Hồ Văn Hải-Chủ quán Lẩu cá kèo đồng thời là bếp trưởng: Đối với các món chuẩn hương vị Nam Bộ thì nguyên liệu, gia vị bắt buộc phải chuẩn nguồn, tươi sống. Cá kèo, cá linh, rô đồng và các loại bông như: điên điển, cù nèo, súng và rau nhút được chúng tôi đặt mua tại An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu. Chỉ chừng 12 giờ đồng hồ thì nguyên liệu đã đến tay người chế biến, đảm bảo tươi ngon.

Trò chuyện cùng chủ quán, chúng tôi được biết thêm, anh Hải quê ở tỉnh Bình Định, lớn lên tại Pleiku. Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật chế biến món ăn Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn, anh có thời gian hơn 5 năm trải nghiệm thực tế nhiều nhà hàng đặc sản Nam Bộ ở TP. Hồ Chí Minh, từng làm bếp trưởng. Sau đó, anh về lại Phố núi mở quán nhậu. “Tôi không muốn bản thân cứ đi làm thuê, sống xa gia đình mãi. Sau một thời gian tìm hiểu nhu cầu “lai rai” với thức món độc lạ, hợp túi tiền, đáp ứng khẩu vị tinh tế của thực khách ở Pleiku, tôi thuê mặt bằng mở quán với mong muốn mang lại chút hương vị Nam Bộ cho phố núi Pleiku”-anh Hải tâm sự.

 Món cá kèo đậm đà hương vị Nam Bộ. Ảnh: Nguyễn Đình
Món cá kèo đậm đà hương vị Nam Bộ. Ảnh: Nguyễn Đình



Trên thực tế, quán Lẩu cá kèo thu hút thực khách không chỉ bởi những thức món đậm chất Nam Bộ như: cá kèo, cá linh, cá rô đồng non nướng xiên que, chiên giòn chấm mắm me; lẩu mắm cá kèo, cá linh Nam Bộ với các loại rau chỉ có ở vùng sông nước miền Tây, mà còn được nhắc đến món gỏi bông điên điển với tép Biển Hồ. Sự kết hợp đầy sáng tạo giữa con tép “đặc sản” Pleiku có vị ngọt lừ, vỏ, thịt mềm, sắc nâu nhạt với loài hoa “đặc trưng” miền Tây màu vàng sáng tôn lên giữa đài hoa xanh non, hương thơm nồng dịu, vị ngọt thanh vương vấn chát nhẩn hòa cùng vị chua vừa của chanh, vị cay thơm của ớt hiểm, chút mặn mòi của nước mắm cá cơm.

Anh Rơ Ô Trúc-giảng viên Trường Chính trị tỉnh-cho biết: “Tôi thường mời khách đến lai rai ở quán lẩu cá kèo này vì món ăn lạ miệng, ngon, giá cả lại bình dân. Nếu như không gian quán thoáng rộng hơn chút nữa, thêm view sông, ngắm suối, nhìn đồng thì khác gì đang đắm mình trong không gian ẩm thực tại Nam Bộ”.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của thực khách, chủ quán “tăng cường” thêm món thịt bò nướng/hấp lá chuối; món lẩu thập cẩm có thêm nguyên liệu trứng non. Phần lớn thực khách đều ghi nhận chất lượng, riêng món thịt bò nướng/hấp lá chuối thực sự “đánh thức” hương vị dậy lên từ ký ức của nhiều người.

“Chế biến món ăn là cả một nghệ thuật. Bí quyết không chỉ bởi tay nghề mà còn nằm ở trái tim. Yêu thích vào bếp từ bé, theo học và làm việc đúng với sở trường, lại là quán nhà mình nên tôi cố gắng phát huy năng lực, đem đến sự hài lòng cho khách”-anh Hải tâm tình.

 

 NGUYỄN ĐÌNH

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Du lịch “hành xác”

Du lịch “hành xác”

(GLO)- Đời sống phát triển, ngày càng có nhiều người yêu thích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá vùng đất mới. Dù vậy, kiểu du lịch “hành xác” với mục tiêu chụp được những bức ảnh đẹp nhất, chạy đua với thời gian để đến được nhiều nơi nhất lại đang khiến nhiều người cạn kiệt năng lượng.

Mộc Châu bội thu mùa hoa mận

Mộc Châu bội thu mùa hoa mận

Hoa mận nở rộ, đẹp nhất trong nhiều năm trở lại đây thu hút du khách ùn ùn đổ lên TX.Mộc Châu (tỉnh Sơn La), mang lại doanh thu 'khủng' cho các nhà vườn từ dịch vụ đón khách thăm vườn chụp ảnh check-in.