Với quy định dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng lên tối đa 1,5 lần sẽ có tác động tích cực góp phần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm nhà ở và kéo giảm giá nhà trên thị trường bất động sản.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản khẩn kiến nghị Quốc hội giải thích rõ về quy định liên quan đến bảng giá đất, hệ số K theo luật Đất đai 2024 trong bối cảnh TP.HCM ban hành dự thảo bảng giá đất điều chỉnh khiến người dân và xã hội rất băn khoăn vì tăng quá cao và đột ngột.
UBND TPHCM nên tiếp tục áp dụng bảng giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất hiện hành trong giai đoạn từ nay đến ngày 31/12/2025 để người dân có đủ thời gian làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận và “chạy tiền” để nộp tiền sử dụng đất theo giá cũ, nhằm giảm bớt áp lực tài chính cho người dân.
Chiều qua 1.8, trong khi Ban Cán sự Đảng UBND TP.HCM có buổi họp về dự thảo bảng giá đất trên địa bàn TP.HCM đang gây choáng cho thị trường với mức tăng mạnh.
Theo Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA), quy định dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng lên tối đa 1,5 lần sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất.
Nhiều đề xuất bổ sung trường hợp thửa đất nông nghiệp có nhà ở nằm xen kẽ trong khu vực đô thị ổn định hội đủ điều kiện thì được công nhận là đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng.
Những tháng đầu năm 2024, thị trường bất động sản (BĐS) phía Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực, thanh khoản bắt đầu tăng trở lại sau một thời gian dài “đóng băng”. Đáng chú ý, nhiều sản phẩm nhà chung cư hợp túi tiền được khách tìm mua nhiều.
HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét bổ sung đối tượng là người mua nhà ở thương mại giá vừa túi tiền từ 3,5 tỷ đồng/căn trở xuống (khoảng 35 triệu đồng/m2) được tiếp cận gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Trong báo cáo thị trường bất động sản 10 tháng đầu năm 2023, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), cho biết hiện các dự án nhà ở thương mại đang có 7 vướng mắc về pháp lý.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đề xuất Chính phủ bố trí nguồn vốn ngân sách cho người mua nhà dưới 1,8 tỷ đồng để ở được vay với lãi suất hợp lý .
Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh cho rằng để “làm giàu“ nguồn cung nhà ở trong bối cảnh hiện nay, việc quan trọng là khơi thông nguồn vốn, tập trung sửa đổi Luật Đất đai 2013.
Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho rằng, quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư có thể dẫn đến tình trạng nhiều người sẽ bỏ lựa chọn nhà chung cư để chuyển sang mua nhà ở riêng lẻ gắn liền với đất khiến giá biệt thự, nhà phố bị đẩy lên cao.
Trong báo cáo mới đây, Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) đã đưa ra cảnh báo về một số dấu hiệu bất ổn, đáng quan ngại của thị trường bất động sản do đang có biểu hiện giảm tốc, chững lại, giảm thanh khoản.
Thời gian làm thủ tục hành chính để xác định giá đất, thẩm định giá đất, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự án hiện nay từ trên dưới 3 năm xuống chỉ còn khoảng 10-15 ngày làm việc.
Thị trường bất động sản (BĐS) đang xuất hiện thông tin quảng bá dự án hàng hiệu giá căn hộ lên đến vài chục tỉ đồng. Trên thực tế, với những loại hình BĐS này chỉ có người giàu, siêu giàu mới có thể chạm tay đến được. Các chuyên gia am hiểu trong ngành BĐS cho rằng, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các thông tin của dự án BĐS hàng hiệu và nhất là nghiên cứu kỹ nội dung hợp đồng với các điều khoản về thời hạn sử dụng thương hiệu để tránh bị nhầm lẫn.
Mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng (farmstay) nở rộ với nhiều phiên bản mới, nhưng vẫn chưa có khung pháp lý điều chỉnh. Đặc biệt hiện nay tại một số địa phương xuất hiện tình trạng biến tướng mô hình này. Một số chủ đầu tư đua nhau phát triển dự án bất động sản (BĐS) farmstay, tự phân lô, bán nền theo kiểu góp vốn đầu tư. Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh (HoREA) kiến nghị Chính phủ chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định tại Điều 143 và Điều 144 Luật Đất đai, không cho phép tách thửa đối với các loại đất không phải “đất ở“ để quản lý mô hình farmstay.
Ngay sau đợt giãn cách xã hội do Covid-19, nhà ở xã hội đang trở thành điểm sáng thu hút khi liên tục đón các thông tin tích cực từ phía chủ đầu tư cũng như Chính phủ thông qua nghị quyết 41/NQ-CP ban hành ngày 9/4/2020 vừa qua.
Dù được cấp phép nhà ở riêng lẻ nhưng chủ công trình tự chia nhỏ thành các căn hộ diện tích nhỏ để rao bán thành căn hộ mini. Điều này đã tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua nhà, gây quá tải hệ thống hạ tầng.
Bộ Xây dựng đưa ra một số giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp; trong đó, có việc xây dựng căn hộ giá dưới 20 triệu đồng/m2.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA), dù nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn, nhưng nguồn cung còn rất hạn chế do có nhiều bất cập cản trở phát triển các dự án nhà ở xã hội.