Hội chợ cam Cao Phong: Đặc sản, của ngon vật lạ miền núi hút khách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại thị trấn Cao Phong (huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) vừa diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du miền núi phía Bắc - Tuần lễ cam Cao Phong năm 2020 (Hội chợ cam).
Hội chợ cam Cao Phong kéo dài đến hết ngày 11/11 tại Trung tâm Văn hoá huyện Cao Phong, thuộc thị trấn Cao Phong (tỉnh Hòa Bình), do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Cao Phong tổ chức.
Quy tụ hơn 200 gian hàng nông sản

Bưởi đỏ Tân Lạc - một trong những sản phẩm đạt chuẩn OCOP của Hoà Bình cũng góp mặt tại hội chợ. Ảnh: P.V
Bưởi đỏ Tân Lạc - một trong những sản phẩm đạt chuẩn OCOP của Hoà Bình cũng góp mặt tại hội chợ. Ảnh: P.V
Hiện toàn huyện Cao Phong có 759 hộ tham gia trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, diện tích cam được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 1.147ha. Từ năm 2015 đến nay, huyện Cao Phong đã tổ chức và phối hợp tổ chức 5 lễ hội cam để quảng bá thương hiệu cam đến người tiêu dùng.
Theo Ban tổ chức, Hội chợ cam là một trong những hoạt động quan trọng của dự án khuyến nông T.Ư, nhằm mục đích tuyên truyền, quảng bá, thúc đẩy phát triển sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm cây ăn quả có múi của tỉnh Hoà Bình nói riêng. 
Hội chợ đã quy tụ trên 200 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, cơ sở sản xuất, thương mại… khu vực phía Bắc, trong đó có gần 90 gian hàng thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trưng bày các sản phẩm chủ lực, sản phẩm thuộc Chương trình OCOP của các địa phương trong tỉnh Hòa Bình và các tỉnh miền núi phía Bắc...
Đại diện một trong những đơn vị tham gia Hội chợ cam Cao Phong, ông Đặng Văn Ghi - Giám đốc HTX Hà Phong cho biết: "Tất cả thành viên và người lao động của HTX chúng tôi ai cũng háo hức, phấn khởi khi được trưng bày sản phẩm tại đây. Hiện HTX Hà Phong có hơn 200ha cam, quýt các loại, sản lượng đạt hơn 1.000 tấn/năm".
"Hy vọng qua hội chợ, sản phẩm của HTX sẽ được nhiều người tiêu dùng biết tới, qua đó mở rộng thị trường tiêu thụ" - ông Ghi nói thêm.
Ngay tại lễ khai mạc, hội chợ đã thu hút đông đảo người dân địa phương, du khách đến tham quan, mua sắm. Không chỉ trưng bày các loại trái cây đặc sản chất lượng cao, hội chợ còn trưng bày, giới thiệu và bán nhiều sản phẩm chế biến từ cam rất hấp dẫn như: Rượu cam, nước cốt cam, tinh dầu cam, mứt cam... Ngoài ra, du khách thập phương có thể trải nghiệm du lịch sinh thái vườn cam, lựa chọn những cây cam mình ưng ý nhất để hái mang về làm quà cho người thân và bạn bè.
Ông Vương Đắc Hùng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hòa Bình cho biết: Các hoạt động diễn ra tại hội chợ sẽ góp phần quảng bá, thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông lâm thuỷ sản và các sản phẩm cây ăn quả có múi của tỉnh Hòa Bình nói riêng và các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc nói chung. 
Thông qua Hội chợ cam, các bên tham gia sẽ có cơ hội giao lưu, xúc tiến thương mại và liên kết tiêu thụ…
Kiên trì thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ
Được biết, niên vụ 2020 - 2021, toàn huyện Cao Phong có trên 3.000ha cam các loại, sản lượng dự kiến đạt trên 38.000 tấn. 
Tại lễ khai mạc hội chợ, ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhấn mạnh, khu vực Trung du miền núi phía Bắc có nhiều loại sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, có nhiều tiềm năng, thế mạnh khá toàn diện. Tuy nhiên, sản xuất nông lâm nghiệp của vùng đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Để khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của vùng, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại, theo ông Tiêu các địa phương cần phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; kiên trì thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ: Từ đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật để thay đổi tập quán và phương thức sản xuất lạc hậu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản hàng hóa...
Theo Dân Việt

https://danviet.vn/hoi-cho-cam-cao-phong-dac-san-cua-ngon-vat-la-mien-nui-hut-khach-2020110916360277.htm

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

(GLO)- Có bề dày văn hóa truyền thống với các lễ hội, làng nghề đặc trưng của người Jrai, Bahnar và tiềm năng du lịch thiên nhiên ưu đãi, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm…
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Chọn ở homestay nghỉ ngơi thư thái, tránh xa những điểm du lịch, khách sạn đông đúc, ồn ào và trải nghiệm khám phá thiên nhiên, đời sống người dân địa phương là lựa chọn của nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay.