Học theo YouTube, cậu bé gốc Việt giành giải nhất ukulele cuộc thi quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nguyễn Lee Hiếu, 8 tuổi, vừa giành giải nhất bảng Guitar - Ukulele tại Liên hoan âm nhạc quốc tế Hồng Kông 2024.

Nguyễn Lee Hiếu, thí sinh Úc gốc Việt, 8 tuổi, vừa giành giải nhất bảng thi Guitar - Ukulele lứa tuổi tiểu học, tại chung kết Liên hoan âm nhạc quốc tế Hồng Kông - Hồng Kông International Music Festival 2024.

Tại đây, Nguyễn Lee Hiếu biểu diễn While my guitar gently weeps - một ca khúc nổi tiếng của ban nhạc The Beatles. Lời bài hát có câu: "Tôi nhìn tất cả các bạn, nhìn tình yêu ngủ yên lành, trong khi cây guitar của tôi nhẹ nhàng khóc".

Nguyễn Lee Hiếu tại liên hoan. ẢNH: NVCC
Nguyễn Lee Hiếu tại liên hoan. ẢNH: NVCC

Lee Hiếu cho biết luôn có cảm giác đặc biệt khi nghe và biểu diễn ca khúc này, vì luôn mong ước mọi người trên thế giới yêu thương, quan tâm và chia sẻ với nhau nhiều hơn. Lời bài hát cũng chính là câu chuyện của người chơi guitar - nhạc cụ mà Hiếu yêu thích (Ukulele là một loại đàn guitar nhỏ).

Giai điệu ngọt ngào cộng với cảm xúc dâng trào khi biểu diễn đã giúp Lee Hiếu nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt từ ban giám khảo cùng khán giả. Nhờ đó, ban giám khảo đánh giá thí sinh này nổi bật trong khoảng 4.000 thí sinh dự thi năm nay.

Sau khi giành vị trí đầu bảng thi Guitar - Ukulele lứa tuổi tiểu học, Nguyễn Lee Hiếu cũng vượt qua vòng phỏng vấn, được lựa chọn biểu diễn trong đêm bế mạc trao giải Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hồng Kông ngày 20.8. Cuộc thi có 60 người đoạt giải nhất nhưng chỉ có 28 người được chọn biểu diễn trong lễ bế mạc này.

Đoàn Việt Nam tại liên hoan. ẢNH: NVCC

Đoàn Việt Nam tại liên hoan. ẢNH: NVCC

Chủ tịch liên hoan này, nghệ sĩ piano Nguyễn Lệ Thuyên Hà, nhận xét: "Nguyễn Lee Hiếu là một cậu bé vô cùng tài năng. Nổi bật trước nhiều thí sinh, Lee Hiếu là niềm tự hào của đoàn Việt Nam. Chúng tôi mong rằng thành quả này sẽ tiếp bước để em nuôi dưỡng đam mê và có thêm nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa trên con đường âm nhạc của mình".

Nguyễn Lee Hiếu bắt đầu học đàn Ukulele từ năm 5 tuổi, tới nay đã được hơn 3 năm. Bắt đầu học đàn Ukulele ở trường cùng một giáo viên dạy nhạc, nhưng hiện giờ Lee Hiếu tự học đàn theo YouTube.

Lee Hiếu đang theo học một trường quốc tế tại TP.HCM. Lee Hiếu được bố mẹ khuyến khích phát triển sở thích chơi đàn, từng đoạt một số giải thưởng Ukulele tại Mỹ, Maylaysia…

Theo Trinh Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo thị hiếu lệch lạc 'hóng drama'

Cảnh báo thị hiếu lệch lạc 'hóng drama'

Xu hướng "hóng drama" (theo dõi, bàn luận về các vụ bê bối, tranh cãi, tiêu cực trên mạng xã hội) ngày càng phổ biến. Những nội dung thiếu kiểm chứng, không học thuật, không giáo dục, không định hướng đã và đang "hớp hồn" người trẻ.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Giữ hương rượu cần Ia Peng

Giữ hương rượu cần Ia Peng

(GLO)- Nhiều năm qua, bà con Jrai ở buôn Sô Ma Hang B (xã Ia Peng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đang từng ngày lưu giữ hương rượu cần truyền thống như một cách bảo tồn nét văn hóa của dân tộc mình.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Bà H’Kéch là một trong số ít người ở huyện Phú Thiện biết hát và kể khan. Ảnh: L.H

Siu H’Kéch: “Báu vật ” của buôn làng

(GLO)- Khi số người biết kể sử thi (kể khan) dần trở nên hiếm hoi trong cộng đồng người Jrai thì tại tổ dân phố 12 (thị trấn Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), bà Siu H’Kéch vẫn ngày ngày cất lên những giai điệu sử thi hào hùng. Bà là một trong số ít người ở huyện Phú Thiện biết hát và kể khan.

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Từ trái sang: các đảng viên trẻ Lê Trung Sơn, Giang Lê Minh, Mai Cao Trung Hiếu thể hiện sự quyết tâm trước khi lên đường nhập ngũ. Ảnh: M.N

Tự hào được kết nạp vào Đảng trước khi nhập ngũ

(GLO)- Trước khi lên đường nhập ngũ, nhiều thanh niên ưu tú ở TP. Pleiku vinh dự được kết nạp vào Đảng. Đây là niềm tự hào và là động lực để các tân binh tiếp tục phấn đấu trong học tập, rèn luyện, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ trong môi trường quân ngũ.

Anh Ksor Blik. Ảnh: L.H

“Giữ lửa” dân ca Jrai qua YouTube

(GLO)- Với niềm đam mê và sự sáng tạo, anh Ksor Blik (SN 1988, làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) đã lập kênh YouTube “Blik Ksor” để gìn giữ và lan tỏa dân ca Jrai cùng những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.

Giá trị của sự tinh tế

Giá trị của sự tinh tế

(GLO)- Khi tiếp xúc với người tinh tế, chúng ta luôn có cảm giác thật dễ chịu. Một lời động viên đúng lúc, một sự góp ý chân thành, một ánh nhìn cảm thông, một cử chỉ lịch thiệp… chắc chắn sẽ đem đến cho cuộc sống này những điều thật đẹp đẽ.

Chuyện làng ở Hà Tây

Chuyện làng ở Hà Tây

(GLO)- Chúng tôi về thăm xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vào một ngày mưa nhẹ, trời se lạnh. Tại đây, chúng tôi dành thời gian để trải nghiệm cuộc sống của đồng bào Bahnar và được nghe các già làng kể chuyện nhà rông.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.