Hoạt động văn hóa-thông tin tập trung hướng về cơ sở

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Cái đầu đề bài viết này (ở trên) là lấy nguyên văn câu tiêu đề phụ trong Báo cáo chính trị (dự thảo-DTBC) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai khóa XIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2015-2020). Ở phần này, DTBC nêu: “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được đẩy mạnh...”. Chúng tôi lạm bàn đôi điều về nội dung này.

 Khu rừng quanh nơi Tỉnh ủy Gia Lai làm việc thời kỳ chống Mỹ cứu nước (xã Krong, huyện Kbang) bị tàn phá. Ảnh: Bích Hà
Khu rừng quanh nơi Tỉnh ủy Gia Lai làm việc thời kỳ chống Mỹ cứu nước (xã Krong, huyện Kbang) bị tàn phá. Ảnh: Bích Hà

Theo số liệu thống kê mà DTBC chỉ dẫn, thì cho đến nay toàn tỉnh có 76% hộ gia đình, 55% thôn, làng, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa. Đây là một con số rất đáng quan tâm, bởi là một tỉnh miền núi, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm đến trên 44%, điều kiện về kinh tế-xã hội còn không ít khó khăn, nhưng việc thực hiện phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa đạt được thành tựu như nói trên thì điều đáng khích lệ, ghi nhận, phát huy.

Nhìn bề nổi, nhiều thôn, làng, tổ dân phố được gắn biển “văn hóa”; bên trong, nhiều nơi đã xây dựng nếp làng văn minh, sạch, đẹp, an toàn. Nhiều hủ tục đã được xóa bỏ, cái hay, điều tốt được duy trì, phát huy, phát triển cùng với việc tiếp thu, nhân rộng cái mới, cái tiến bộ vào đời sống cộng đồng; đói nghèo giảm đáng kể bởi bà con đã biết cách làm ăn có khoa học, theo kỹ thuật; con em chăm chỉ học hành; ốm đau, sinh đẻ biết tìm đến các thầy thuốc ở các cơ sở y tế; an ninh nông thôn đảm bảo. Nhiều gia đình “văn hóa” sống trong hạnh phúc, ấm no, chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước và địa phương, quy ước, hương ước của cộng đồng.

Những điều nói trên là có thật ở không ít thôn, làng, tổ dân phố, gia đình, dòng họ “văn hóa”. Nhưng, về phía khác, hiện chúng ta cũng rất đau lòng khi hàng ngày trên các phương tiện truyền thông phản ánh không ít cái xấu, cái ác, làm bất an dư luận và đời sống xã hội. Đó là nạn trộm cướp, giết người, hiếp dâm; an ninh nông thôn bất ổn. Tai nạn, tệ nạn xã hội phát triển; tình trạng vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông có chiều hướng tăng. Vệ sinh môi trường không đảm bảo. Ở đâu đó có dấu hiệu cái xấu, cái lạc hậu như mê tín dị đoan phục hồi, phát triển. Đời sống vật chất của không ít gia đình chưa được cải thiện nhiều. Những điều vừa nói xảy ra cả trong những nơi được coi là “làng (thôn, khu phố, gia đình) văn hóa”. Đó là vấn đề hết sức đáng quan tâm, lo ngại.

Trong DTBC chính trị, phần đánh giá tổng quát nói về tồn tại, khuyết điểm trên lĩnh vực văn hóa không thấy đề cập. Nên chăng việc này ngành chức năng cần tham mưu cho cấp ủy có sự nhìn nhận khách quan, nói đúng sự thật, tìm ra nguyên nhân đâu là khách quan, đâu là chủ quan để rồi nhiệm kỳ tiếp theo các cấp ủy có những giải pháp cụ thể phát huy mặt làm được, khắc phục những tồn tại, yếu kém, chống bệnh thành tích, nói nhiều, thống kê nhiều mà làm ít, hoặc làm lấy lệ, qua loa đại khái.

Trong phần nhiệm vụ và giải pháp, trên lĩnh vực văn hóa, DTBC nêu: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội; nâng cao ý thức (lại nâng cao) tuân thủ pháp luật, đề cao đạo đức, trách nhiệm của con người với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội. Đẩy mạnh phòng-chống tệ nạn xã hội, ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức xã hội”. Chúng ta hy vọng những điều nêu trong DTBC sẽ được Đại hội XV thảo luận, phân tích, bổ sung và thông qua để rồi nó sẽ trở thành hiện thực trong thời gian đến. Đặc biệt là mối quan hệ giữa xây và chống-xây dựng đời sống văn hóa gắn liền với chống sự xuống cấp về đạo đức xã hội.

Văn hóa là nền tảng xã hội, việc xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và từng gia đình là việc làm của một bộ phận quan trọng trong “văn hóa”, nó góp phần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, và các văn kiện của Đảng, Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Bích Hà

Có thể bạn quan tâm

Cần đánh giá chính xác kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)

Cần đánh giá chính xác kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)

(GLO)- Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Kbang lần thứ VIII vừa qua, đã có 56/56 đoàn đại biểu của các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc tổ chức họp đoàn để thảo luận và tham gia góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XV (nhiệm kỳ 2015-2020).
Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho hộ nghèo dân tộc thiểu số

Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho hộ nghèo dân tộc thiểu số

(GLO)- Để góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2010-2015), Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh đã phát động và chỉ đạo MTTQ các địa phương trong tỉnh tổ chức thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững“.
Đảng bộ xã Ia Glai: Học tập và làm theo gương Bác

Đảng bộ xã Ia Glai: Học tập và làm theo gương Bác

(GLO)- Trong 4 năm (2011- 2014), tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã Ia Glai (huyện Chư Sê) luôn ổn định (bình quân 10,5%), thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 27 triệu đồng/năm (tăng 1,37 lần so với năm 2011), tỷ lệ nghèo giảm từ 13,38% năm 2011 xuống còn 2,7% năm 2014; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
"Chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 9-10%/năm là phù hợp"

"Chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 9-10%/năm là phù hợp"

(GLO)- L.T.S: Để góp ý vào Dự thảo báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn Thạc sĩ Nguyễn Dũng-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính về các nội dung liên quan đến vấn đề thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Văn học nghệ thuật Gia Lai: Thành công và trăn trở

Văn học nghệ thuật Gia Lai: Thành công và trăn trở

(GLO)- Từ Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai và Tạp chí Văn Nghệ Gia Lai, nhiều tác giả trẻ đã được phát hiện, được bồi dưỡng, nâng niu để trở thành những tài năng. Hiện nay, Gia Lai là tỉnh có nhiều tác giả trẻ thành danh so với khu vực. Các lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc... đều có những tác giả trẻ nổi bật, vượt qua thân phận tỉnh lẻ, ngồi cùng chiếu với anh chị em văn nghệ sĩ cả nước.
Phát huy dân chủ, giữ vững nguyên tắc kỷ cương của Đảng

Phát huy dân chủ, giữ vững nguyên tắc kỷ cương của Đảng

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 30-5-2014 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đến nay Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo tổ chức thành công đại hội Đảng cấp cơ sở và cấp trên cơ sở (cấp huyện) nhiệm kỳ 2015-2020.
Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV

Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV

(GLO)- Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, giữ vững ổn định chính trị-xã hội để Gia Lai phát triển bền vững.