Cần quan tâm hơn nữa công tác thu hút người có trình độ cao về công tác tại tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 24/2010/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về chế độ hỗ trợ đào tạo sau đại học và chính sách thu hút người có trình độ cao về công tác tại tỉnh, Sở Nội vụ đã hướng dẫn các cơ quan, đơn vị địa phương rà soát thống kê trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, xác định những ngành, lĩnh vực cần thiết có trình độ sau đại học, trên cơ sở đó dự kiến nhu cầu đào tạo, số lượng cán bộ cần đào tạo để xây dựng quy hoạch đào tạo sau đại học theo từng giai đoạn.


Trong giai đoạn 2011-2014, tỉnh đã hỗ trợ kinh phí đào tạo sau đại học cho 198 thạc sĩ, 50 bác sĩ chuyên khoa I, 2 bác sĩ chuyên khoa II và 3 tiến sĩ. Về thu hút người có trình độ cao về công tác, tỉnh đã giải quyết chế độ thu hút cho 255 người (1 tiến sĩ, 4 bác sĩ chuyên khoa I, 92 thạc sĩ và 158 đại học loại giỏi, xuất sắc). Số lượng tiến sĩ, thạc sĩ và chất lượng, năng lực, hiệu quả của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh tăng lên, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu quản lý và phát triển ngày càng cao của xã hội.
 

Giáo viên Trường THPT Chuyên Hùng Vương trao đổi kinh nghiệm chuyên môn. Ảnh: T.N
Giáo viên Trường THPT Chuyên Hùng Vương trao đổi kinh nghiệm chuyên môn. Ảnh: T.N

Tuy nhiên qua tìm hiểu được biết, mặc dù đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh từng bước được chuẩn hóa, nhưng tính chuyên nghiệp chưa cao và tỷ lệ có trình độ sau đại học còn thấp, nhất là ở một số ngành như: Y tế, Xây dựng, Khoa học-Công nghệ... Bên cạnh đó, chính sách thu hút của tỉnh chưa đủ mạnh để có sức thu hút được lực lượng cán bộ khoa học, quản lý và lao động có trình độ, tay nghề cao. Nguồn nhân lực có trình độ cao phân bổ không đồng đều giữa các ngành, các địa phương, phần lớn tập trung ở thành thị và trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Chính sách thu hút theo quy định trên chưa cụ thể hóa những ngành nghề mà tỉnh còn thiếu, thật sự có nhu cầu, chưa phân loại rõ ràng trường công lập, ngoài công lập, loại hình chính quy hay không chính quy. Trong khi đó, chất lượng đào tạo của các trường công lập và dân lập còn có sự chênh lệch. Kinh phí hỗ trợ cũng như các điều kiện hỗ trợ liên quan khác của tỉnh cho các đối tượng thu hút còn thấp, chưa thật sự thu hút những người có trình độ cao từ địa phương khác về Gia Lai công tác.

Mặt khác, người có trình độ cao về công tác tại tỉnh phần lớn phải chờ đến kỳ tuyển dụng mới nộp hồ sơ dự tuyển cạnh tranh, rất ít trường hợp được tuyển dụng ngay. Đồng thời, việc thực hiện chính sách người có trình độ cao được giao đất xây dựng nhà ở (theo quy định tại Quyết định số 20/2010/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh) trên địa bàn tỉnh cũng rất hạn chế...

 

Ảnh: T.N
Ảnh: T.N

Ngoài ra, công tác quy hoạch đào tạo sau đại học chưa sát với nhu cầu. Các cơ quan, đơn vị chưa xác định danh mục vị trí việc làm cần người có trình độ cao để công khai thực hiện, còn lúng túng trong việc bố trí sử dụng để phát huy năng lực, kiến thức và sở trường của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Chính sách thu hút người giỏi, người có trình độ cao chưa đủ mạnh, chưa thật  sự phát huy và chưa sát với thực tế địa phương, còn mang tính chung chung, chậm được sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời nên chưa phù hợp với tình hình mới, không đủ sức hấp dẫn thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao bổ sung cho tỉnh nhất là những ngành, lĩnh vực quan trọng, cần thiết còn thiếu...  

Theo chúng tôi, thời gian tới, tỉnh cần sớm xem xét sửa đổi các quy định liên quan về chế độ hỗ trợ đào tạo sau đại học và chính sách thu hút người có trình độ cao về tỉnh công tác cho phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách thu hút cần cụ thể, quan tâm ưu tiên đối với người tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc và thạc sĩ trở lên học tại các trường công lập hệ chính quy. Nâng mức hỗ trợ để thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, giỏi hệ chính quy các trường công lập; thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa I và II, người có trình độ cao ngành khoa học... Đồng thời, cần xác định rõ danh mục ngành, nghề trình độ cao và đại học loại giỏi cần thu hút trong từng giai đoạn theo nhu cầu thực tế ở từng địa phương và sở, ngành.

Thanh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Cần đánh giá chính xác kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)

Cần đánh giá chính xác kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)

(GLO)- Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Kbang lần thứ VIII vừa qua, đã có 56/56 đoàn đại biểu của các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc tổ chức họp đoàn để thảo luận và tham gia góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XV (nhiệm kỳ 2015-2020).
Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho hộ nghèo dân tộc thiểu số

Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho hộ nghèo dân tộc thiểu số

(GLO)- Để góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2010-2015), Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh đã phát động và chỉ đạo MTTQ các địa phương trong tỉnh tổ chức thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững“.
Đảng bộ xã Ia Glai: Học tập và làm theo gương Bác

Đảng bộ xã Ia Glai: Học tập và làm theo gương Bác

(GLO)- Trong 4 năm (2011- 2014), tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã Ia Glai (huyện Chư Sê) luôn ổn định (bình quân 10,5%), thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 27 triệu đồng/năm (tăng 1,37 lần so với năm 2011), tỷ lệ nghèo giảm từ 13,38% năm 2011 xuống còn 2,7% năm 2014; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
"Chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 9-10%/năm là phù hợp"

"Chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 9-10%/năm là phù hợp"

(GLO)- L.T.S: Để góp ý vào Dự thảo báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn Thạc sĩ Nguyễn Dũng-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính về các nội dung liên quan đến vấn đề thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Văn học nghệ thuật Gia Lai: Thành công và trăn trở

Văn học nghệ thuật Gia Lai: Thành công và trăn trở

(GLO)- Từ Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai và Tạp chí Văn Nghệ Gia Lai, nhiều tác giả trẻ đã được phát hiện, được bồi dưỡng, nâng niu để trở thành những tài năng. Hiện nay, Gia Lai là tỉnh có nhiều tác giả trẻ thành danh so với khu vực. Các lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc... đều có những tác giả trẻ nổi bật, vượt qua thân phận tỉnh lẻ, ngồi cùng chiếu với anh chị em văn nghệ sĩ cả nước.
Phát huy dân chủ, giữ vững nguyên tắc kỷ cương của Đảng

Phát huy dân chủ, giữ vững nguyên tắc kỷ cương của Đảng

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 30-5-2014 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đến nay Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo tổ chức thành công đại hội Đảng cấp cơ sở và cấp trên cơ sở (cấp huyện) nhiệm kỳ 2015-2020.
Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV

Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV

(GLO)- Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, giữ vững ổn định chính trị-xã hội để Gia Lai phát triển bền vững.