Cần quyết sách mới để tăng người thụ hưởng an sinh xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thực hiện nhiệm vụ mở rộng và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, trong nhiệm kỳ qua, trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng đáng kể về số lượng người thụ hưởng. Nếu năm 2010 có 73.424 người tham gia BHXH thì đến nay có 79.933 người (tăng 9%). Số người tham gia BHYT từ 870.271 người năm 2010 lên 1.040.113 người (tăng 19,5%).

 

Có thể nói rằng kết quả ấy là quá trình thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp ở địa phương. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22-11-2012 của Bộ Chính trị, đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc. Đẩy mạnh khâu thông tin, tuyên truyền phổ biến chính sách BHXH, BHYT đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội bằng nhiều hình thức. Ngành BHXH tỉnh phối hợp cùng với các cơ quan, ban ngành chức năng ở địa phương thực hiện  thanh tra, kiểm tra các đơn vị thực hiện Luật Lao động, Luật BHXH, BHYT; tổ chức thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính; xử lý những tồn tại trong công tác thu, cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH và thẻ BHYT để phục vụ tốt đối tượng tham gia BHXH, BHYT.

Tuy nhiên, đối tượng tham gia BHXH, BHYT có tăng nhưng còn chậm. Theo thống kê, giai đoạn 2011-2014, so với lực lượng lao động (LLLĐ) thì mỗi năm bình quân người tham gia BHXH tăng khoảng 0,14%. Tỷ lệ bao phủ BHYT bình quân hàng năm tăng khoảng 1,08%. Trong khi đó yêu cầu mục tiêu từ nay đến cuối năm 2015 phải đạt được 10,44% LLLĐ tham gia BHXH, 75% dân số tham gia BHYT để tiến tới năm 2020 đạt 15,04% LLLĐ tham gia BHXH và BHYT bao phủ 90% dân số.

“Mục tiêu thực hiện BHXH cho mọi người lao động, thực hiện BHYT toàn dân cùng với việc không ngừng cải thiện và nâng cao quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT chính là nhằm phát huy đầy đủ vai trò trọng tâm của chính sách BHXH, BHYT trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo ổn định chính trị-xã hội và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”. Đó là vấn đề cơ bản trong nhiệm kỳ đến mà Đảng ta tập trung chỉ đạo thực hiện. Theo đó, cả hệ thống chính trị cần có giải pháp để  mở rộng và tăng nhanh đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội về BHXH, BHYT.

 Nên chăng, ngoài việc phát huy những kết quả của các giải pháp trong thời gian qua, cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của  Đảng, chính quyền trong các nội dung, như hàng năm đưa mục tiêu, kế hoạch thực hiện lộ trình BHXH, BHYT toàn dân vào nghị quyết của các cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân và các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; thực hiện nghiêm tiêu chí phát triển BHYT trong chương trình phát triển nông thôn mới; đưa tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT vào tiêu chí thi đua của các đơn vị. Nội dung này, nhiệm kỳ qua ít xuất hiện trong nghị quyết ở nhiều Đảng bộ địa phương, đơn vị. Tăng cường quản lý nhà nước về thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT. Có chế tài mạnh xử phạt nghiêm đối với những đơn vị không chấp hành đăng ký tham gia BHXH, BHYT bắt buộc cho người lao động. Đặc biệt các ngành chức năng nên thống nhất cơ chế thực hiện quản lý đối tượng trong diện tham gia BHXH, BHYT; từng thời kỳ phải nắm và phân tích được các nhóm đối tượng trong diện mở rộng và phát triển. Chính phủ cần có quyết sách và huy động mọi nguồn lực hỗ trợ mua BHXH tự nguyện, BHYT cho đối tượng có thu nhập thấp, yếu thế, người lao động khu vực phi chính thức. Xúc tiến mạnh mẽ thực hiện chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung để người lao động có thể tham gia bảo hiểm hưu trí ở mức cao hơn; sửa đổi, bổ sung chế độ đối với người dân tham gia BHXH tự nguyện được bình đẳng về quyền lợi, như lao động tham gia BHXH bắt buộc. Hiện nay chỉ có chế độ hưu trí và tử tuất nên chưa hấp dẫn nhiều đối tượng này. Bên cạnh đó, cần mạnh dạn đầu tư mở rộng các dự án, mô hình sản xuất từ nguồn quỹ BHXH, BHYT nhàn rỗi để thu hút nhiều lao động tham gia. Chẳng hạn như đối với các tỉnh miền núi, cần thu hút phần lớn lực lượng lao động là người dân tộc thiểu số vào lao động ở các đơn vị có dự án trồng cây công nghiệp dài ngày: cà phê, cao su, cây lấy gỗ… Có như vậy mới tăng nhanh số lượng tham gia BHXH, BHYT.

 Nếu các giải pháp được thực hiện đồng bộ, tin tưởng rằng quyết sách trên sẽ góp phần thực hiện thành công mục tiêu Nghị quyết đề ra.

 Nguyễn Sáu

Có thể bạn quan tâm

Cần đánh giá chính xác kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)

Cần đánh giá chính xác kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)

(GLO)- Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Kbang lần thứ VIII vừa qua, đã có 56/56 đoàn đại biểu của các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc tổ chức họp đoàn để thảo luận và tham gia góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XV (nhiệm kỳ 2015-2020).
Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho hộ nghèo dân tộc thiểu số

Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho hộ nghèo dân tộc thiểu số

(GLO)- Để góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2010-2015), Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh đã phát động và chỉ đạo MTTQ các địa phương trong tỉnh tổ chức thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững“.
Đảng bộ xã Ia Glai: Học tập và làm theo gương Bác

Đảng bộ xã Ia Glai: Học tập và làm theo gương Bác

(GLO)- Trong 4 năm (2011- 2014), tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã Ia Glai (huyện Chư Sê) luôn ổn định (bình quân 10,5%), thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 27 triệu đồng/năm (tăng 1,37 lần so với năm 2011), tỷ lệ nghèo giảm từ 13,38% năm 2011 xuống còn 2,7% năm 2014; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
"Chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 9-10%/năm là phù hợp"

"Chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 9-10%/năm là phù hợp"

(GLO)- L.T.S: Để góp ý vào Dự thảo báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn Thạc sĩ Nguyễn Dũng-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính về các nội dung liên quan đến vấn đề thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Văn học nghệ thuật Gia Lai: Thành công và trăn trở

Văn học nghệ thuật Gia Lai: Thành công và trăn trở

(GLO)- Từ Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai và Tạp chí Văn Nghệ Gia Lai, nhiều tác giả trẻ đã được phát hiện, được bồi dưỡng, nâng niu để trở thành những tài năng. Hiện nay, Gia Lai là tỉnh có nhiều tác giả trẻ thành danh so với khu vực. Các lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc... đều có những tác giả trẻ nổi bật, vượt qua thân phận tỉnh lẻ, ngồi cùng chiếu với anh chị em văn nghệ sĩ cả nước.
Phát huy dân chủ, giữ vững nguyên tắc kỷ cương của Đảng

Phát huy dân chủ, giữ vững nguyên tắc kỷ cương của Đảng

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 30-5-2014 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đến nay Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo tổ chức thành công đại hội Đảng cấp cơ sở và cấp trên cơ sở (cấp huyện) nhiệm kỳ 2015-2020.
Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV

Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV

(GLO)- Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, giữ vững ổn định chính trị-xã hội để Gia Lai phát triển bền vững.