Hỗ trợ tuyến đầu vững tin chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Xuất phát từ quan niệm bảo vệ sức khỏe cho nhân viên y tế trong mùa dịch Covid-19 cũng là bảo vệ sức khỏe cộng đồng, một nhóm bạn trẻ ở TP. Pleiku đã chung tay làm hàng trăm chiếc mũ ngăn giọt bắn để trao tặng cho ngành Y tế.
“Giặc” dịch đến nhà, trẻ già cũng đánh
Đã gần 12 giờ trưa nhưng các bạn trẻ vẫn cặm cụi hoàn thành những chiếc mũ ngăn giọt bắn. Mỗi người giữ khoảng cách 2 m, đeo khẩu trang và chú tâm vào công việc. Trung bình mỗi ngày, nhóm bạn trẻ làm được 100 chiếc mũ ngăn giọt bắn và phấn đấu đợt đầu hoàn thành 350 cái để tặng ngành Y tế tỉnh. Chị Đoàn Thị Minh Trinh (36/25/2 Chu Mạnh Trinh, TP. Pleiku) chia sẻ: Các nhân viên y tế là những người ở tuyến đầu chống dịch. Hàng ngày, họ phải tiếp xúc với vô số nguồn lây bệnh khác nhau và đối diện với nguy cơ lây nhiễm chéo, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. “Vì vậy, chúng tôi đã cùng nhau chung tay góp sức để giúp đội ngũ y-bác sĩ có thêm dụng cụ bảo hộ trong quá trình khám-chữa bệnh, phòng-chống lây nhiễm chéo. Đảm bảo sức khỏe cho nhân viên y tế cũng chính là bảo vệ sức khỏe cộng đồng”-chị Trinh nói.
Nhóm bạn trẻ làm mũ ngăn giọt bắn để tặng ngành Y tế. Ảnh: N.N
Nhóm bạn trẻ làm mũ ngăn giọt bắn để tặng ngành Y tế. Ảnh: N.N
Theo chị Trinh, mục tiêu của nhóm là làm khoảng 1.000 chiếc mũ ngăn giọt bắn và tùy tình hình, nhóm tiếp tục có kế hoạch làm thêm. “Công dụng của những chiếc mũ này là giúp ngăn ngừa giọt bắn, dịch tiết hô hấp khi ho, hắt hơi của bệnh nhân. Mũ gọn nhẹ, thông thoáng nên khi mang cũng sẽ thấy rất dễ chịu, thoải mái. Kinh phí làm mũ do các thành viên trong nhóm đóng góp”-chị Trinh cho biết thêm.
Thạc sĩ Võ Thị Ngọc Duyên-Phó Trưởng khoa Xét nghiệm (Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai), thành viên của nhóm-thông tin: “Tại nơi tôi công tác những ngày qua cũng đã triển khai làm mũ ngăn giọt bắn cấp cho nhân viên y tế nên tôi có kha khá kinh nghiệm để giúp mọi người khâu thiết kế, từ đó thuận lợi trong quá trình thực hiện. Công việc tuy cực nhưng ai cũng vui vì góp phần ý nghĩa cùng cộng đồng chung tay phòng-chống dịch”. Là thành viên nhỏ tuổi nhất trong nhóm nhưng bé Nguyễn Hải Âu (9 tuổi) lại rất khéo léo và thành thạo thực hiện các công đoạn. Hải Âu vui vẻ nói: “Trong thời gian nghỉ học, con lên đây phụ giúp mẹ và các cô chú làm mũ để tặng các y-bác sĩ. Mỗi ngày, con làm được khoảng 20 cái. Con rất vui vì được làm những việc ý nghĩa này”.
Chung tay phòng-chống dịch bệnh
Ý thức được việc bảo vệ sức khỏe cho nhân viên y tế cũng chính là bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nhóm Gia đình yêu thương (TP. Hồ Chí Minh) đã chung tay may 15.000 chiếc khẩu trang vải kháng khuẩn (10.000 đồng/chiếc, giặt được 30 lần) để gửi tuyến đầu chống dịch tại một số địa phương, trong đó có Gia Lai. Anh Võ Minh Hiệp-đại diện nhóm Gia đình yêu thương-cho hay: “Nhóm có một số thành viên tại tỉnh Gia Lai nên cũng thuận lợi trong việc chuyển gửi khẩu trang. Đến nay, nhóm đã trao 3.000 chiếc khẩu trang vải kháng khuẩn, trong đó trao tặng riêng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai 500 chiếc”.
Bé Hải Âu tranh thủ thời gian nghỉ học phụ giúp mẹ làm mũ ngăn giọt bắn. Ảnh: N.N
Bé Hải Âu tranh thủ thời gian nghỉ học phụ giúp mẹ làm mũ ngăn giọt bắn. Ảnh: N.N
Là một trong những thành viên tích cực của nhóm, ông Trịnh Duy Côn (phường Hội Thương, TP. Pleiku) tuy tuổi cao sức yếu nhưng vẫn hăng hái chung tay góp sức với nhiệm vụ nhận khẩu trang và cùng với các thành viên trong gia đình chuyển gửi đến các địa chỉ cần thiết. Ông Côn nói: “Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, tôi nghĩ mỗi người dân phải là một chiến sĩ trên mặt trận phòng-chống dịch. Tùy theo điều kiện, sức khỏe mà mỗi người có những hành động thiết thực, phù hợp. Ngay cả việc thực hiện nghiêm các quy định như: hạn chế tối đa ra ngoài, giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, khai báo y tế… cũng là góp phần chung tay phòng-chống dịch. Tôi tin rằng với sự chung sức, đồng lòng, chúng ta sẽ sớm đẩy lùi dịch bệnh”.
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.
Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.
Chị Nguyễn Thị Tâm (bìa trái) cẩn thận đóng hũ từng suất ăn sáng trước khi phát cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

“Bữa sáng yêu thương” ở Trung tâm Y tế huyện Ia Pa

(GLO)- 7 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, điều dưỡng Nguyễn Thị Tâm (Phòng Điều dưỡng-Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã nấu hàng ngàn suất ăn sáng cho bệnh nhân nghèo với mong muốn tiếp thêm động lực để người bệnh vượt qua khó khăn, yên tâm điều trị bệnh.