Hỗ trợ học sinh người Việt ở Campuchia: Nhân văn, thiết thực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, Trường dạy tiếng Việt cho con em người Việt Nam đang định cư tại tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia) đã giúp những em có hoàn cảnh khó khăn được học hành đầy đủ. Điều này không chỉ giúp các em giữ được bản sắc nguồn cội mà còn có điều kiện vươn lên trong tương lai.
Ông Phạm Văn Ninh, Chủ tịch Hội Khmer-Việt Nam-Chi nhánh Ratanakiri, cho biết: “Trường dạy tiếng Việt cho con em người Việt Nam đang định cư tại tỉnh Ratanakiri được Hội Khmer-Việt Nam mở từ năm 2012. Ban đầu, chúng tôi thuê phòng và giáo viên để giảng dạy với mục đích xóa mù chữ cho con em người Việt có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ điều kiện đến trường của Campuchia. Năm 2017, UBND 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum hỗ trợ trên 2 tỷ đồng để mua đất và xây dựng trường học ở trung tâm TP. Ban Lung với diện tích 270 m2, gồm phòng làm việc và 2 phòng dạy học. Giáo viên dạy tiếng Việt cho học sinh ở đây do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum cử sang từ năm 2015. Còn giáo viên dạy tiếng Khmer do chúng tôi thuê dạy theo chương trình của Campuchia”.
Theo ông Ninh, trường hiện có 47 học sinh theo học từ lớp 1 đến lớp 5. Ngoài việc học chương trình Việt Nam, các em vẫn theo học chương trình của Campuchia để tạo thuận lợi cho việc tiếp tục theo học lên cấp cao hơn trong hệ thống trường của nước sở tại. Tuy nhiên, điều kiện học tập của các em còn gặp nhiều khó khăn, rất cần sự sẻ chia giúp đỡ của các nhà hảo tâm.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Gia Lai trao quà cho đại diện Hội Khmer-Việt Nam-Chi nhánh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia). Ảnh: Ngọc Sang
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Gia Lai trao quà cho đại diện Hội Khmer-Việt Nam-Chi nhánh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia). Ảnh: Ngọc Sang
Giáo viên phụ trách dạy tiếng Việt ở đây tuy điều kiện đi lại và chỗ ở còn nhiều khó khăn nhưng rất tận tình với công việc. Thầy Nguyễn Văn Nuôi cho hay: “Tôi là giáo viên được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum biệt phái sang đây giảng dạy từ năm 2015. Phần đông các em học sinh đều sinh ra và lớn lên tại Campuchia nên chủ yếu nói thạo tiếng Khmer. Vì vậy, việc giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải rất kiên nhẫn. Tuy có khó khăn nhưng đa phần các em rất ham học. Nhìn các em chăm chỉ đến lớp và say sưa đọc văn, thơ tiếng Việt, tôi như được tiếp thêm động lực để kiên trì bám lớp và gắn bó hơn với trường”.
Theo thông tin từ Hội Khmer-Việt Nam-Chi nhánh Ratanakiri, hiện có 624 hộ người Việt với hơn 1.300 khẩu đang sinh sống tại tỉnh Ratanakiri, trong đó có 140 hộ khó khăn. Những năm qua, thông qua Hội Khmer-Việt Nam, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm của tỉnh Gia Lai đã quan tâm hỗ trợ, giúp các gia đình người Việt vươn lên trong cuộc sống. Đặc biệt, các em học sinh ở đây nhận được nhiều sự hỗ trợ trong học tập.
Một chương trình trao quà do các, cơ quan, nhà hảo tâm trong nước tặng các em học sinh Trường dạy tiếng Việt (TP. Ban Lung, tỉnh Ratanakiri). Ảnh: Ngọc Sang
Một chương trình trao quà do các cơ quan, nhà hảo tâm trong nước tặng các em học sinh Trường dạy tiếng Việt (TP. Ban Lung, tỉnh Ratanakiri). Ảnh: Ngọc Sang
Mới đây, đoàn công tác của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Gia Lai đã trao tặng 47 phần quà gồm: cặp sách, bộ sách giáo khoa khối tiểu học, vở, bút, thước kẻ, hộp màu tô với tổng giá trị 20 triệu đồng cho con em người Việt Nam đang theo học tại Trường dạy tiếng Việt.
Ông Lâm Thế Tổng-Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh-cho hay: Hội Khmer-Việt Nam-Chi nhánh Ratanakiri là thành viên của khối Mặt trận. Vì vậy, kiều bào luôn được Đảng, Chính phủ, các tổ chức đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp trong nước đồng hành, hỗ trợ để ổn định cuộc sống. Mặc dù vẫn còn khó khăn nhưng bà con ở đây đều cố gắng tạo mọi điều kiện cho con em đến trường để sau này có cuộc sống tốt đẹp hơn. Thời gian tới, chúng tôi sẽ nỗ lực tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ cho con em các gia đình người Việt trong học tập để trở thành công dân tốt, góp phần xây dựng 2 đất nước Việt Nam và Campuchia.
NGỌC SANG

Có thể bạn quan tâm

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

(GLO)- Chỉ sau hơn 2 tuần hoạt động, "Bếp ăn 0 đồng" bên hông Bệnh viện Nhi Gia Lai của đôi bạn thân Phạm Thị Diễm và Huỳnh Thị Trúc Lâm đã trở thành nơi sẻ chia yêu thương và mang lại những suất cơm miễn phí giúp ấm lòng những người bệnh và gia đình khó khăn.

Ngày hội hiến máu tình nguyện thu hút đông đảo người dân huyện Phú Thiện tham gia. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện tiếp nhận 554 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 14-11, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Phú Thiện phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai và Bệnh viện Quân y 211 tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2024.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Tặng “Phòng tin học cho em” tại Trường Tiểu học Đak Tơ Ver điểm trường làng Krăh

Tặng “Phòng tin học cho em” tại Trường Tiểu học Đak Tơ Ver điểm trường làng Krăh

(GLO)- Ngày 28-10, Chương trình “Phòng Tin học cho em” do Trung tâm tình nguyện Quốc gia (trực thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) triển khai phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh tặng 1 “Phòng Tin học cho em” tại Trường Tiểu học Đak Tơ Ver điểm trường làng Krăh (xã Đak Tơ Ver, huyện Chư Păh).

Buổi hiến máu thu hút đông đảo người dân huyện Ia Pa tham gia. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa tiếp nhận 316 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 28-10, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức hiến máu nhân đạo đợt 2 năm 2024.