Dự thảo Luật Người khuyết tật và Luật Nuôi con nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Dự thảo Luật Người khuyết tật và Luật Nuôi con nuôi ảnh 1
 

Về khái niệm Người khuyết tật, theo dự thảo: là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng trong một thời gian dài được biểu hiện dưới dạng tật và do những rào cản có thể cản trở sự tham gia bình đẳng vào hoạt động xã hội.

Ngày 17-3, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bình Thuận tổ chức góp ý kiến vào dự thảo Luật Người khuyết tật và Luật Nuôi con nuôi để phục vụ cho kỳ họp thứ 7- Quốc hội khoá XII với sự tham dự của đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo các sở, ban, ngành và đoàn thể trong tỉnh.

Dự án Luật Người khuyết tật, về khái niệm Người khuyết tật, theo dự thảo: là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng trong một thời gian dài được biểu hiện dưới dạng tật và do những rào cản có thể cản trở sự tham gia bình đẳng vào hoạt động xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng khái niệm còn dài dòng và khó hiểu, đề nghị nên đưa cụm từ “hoặc chức năng” vào một điều khoản khác; thay cụm từ “một thời gian dài” thành cụm từ “đã qua thực chứng hoặc giám định y khoa”. Về Việc làm đối với người khuyết tật, dự thảo đề ra Phương án 1: Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc ...;

Phương án án 2: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có số lượng lớn người lao động phải sử dụng tỷ lệ tối thiểu 1% người khuyết tật làm việc theo nghề, công việc... , nhiều đại biểu thống nhất theo Phương án 2 và đề nghị nên nêu rõ, cụ thể số lượng sử dụng lao động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần có chế độ, chính sách ưu đãi khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận lao động là người khuyết tật. Đồng thời qui định rõ trách nhiệm, biện pháp xử lý của cơ quan Nhà nước đối với những đơn vị, doanh nghiệp không nhận đủ tỷ lệ người khuyết tật vào làm việc...

Về dự thảo Luật Nuôi con nuôi, đa số đại biểu nhất thống theo dự thảo Luật; riêng tại khoản 1-  Điều 9, dự thảo qui định: Con nuôi có quyền được biết về nguồn gốc của mình. Không ai được cản trở quyền được biết về nguồn gốc của mình của con nuôi; nhiều đại biểu cho rằng khó hiểu và đề nghị chỉnh sửa “Con nuôi có quyền được biết về nguồn gốc của mình. Không ai được cản trở con nuôi quyền được biết về nguồn gốc của mình”.

Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bình Thuận đã tổng hợp, ghi nhận những ý kiến khác nhau của đại biểu về dự thảo Luật Người khuyết tật và dự thảo Luật Nuôi con nuôi để phục vụ cho kỳ họp Quốc hội tới .

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Chư Sê: Hội viên nông dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông

Nông dân Chư Sê tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông

(GLO)- Cùng với việc nâng cao ý thức chấp hành các quy định về an toàn giao thông (ATGT), các cấp Hội Nông dân huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) còn tích cực phối hợp với các ngành, địa phương trong việc đảm bảo trật tự ATGT ở cơ sở nhằm góp phần kéo giảm tai nạn giao thông.

Vụ sát hại người tình ở Lâm Đồng: Nữ sát nhân thử nghiệm đầu độc mèo trước

Vụ sát hại người tình ở Lâm Đồng: Nữ sát nhân thử nghiệm đầu độc mèo trước

Ngày 25/10, theo thông tin từ Công an tỉnh Lâm Đồng, chiều 21/10, nhận tin báo từ người dân có ô tô rơi xuống vực trên đèo Bảo Lộc, Công an TP Bảo Lộc phối hợp với các lực lượng thuộc Công an tỉnh lập tức triển khai các biện pháp cứu hộ cứu nạn, điều tiết giao thông và điều tra nguyên nhân.

Sư đoàn 320 kiên quyết xử lý quân nhân vi phạm nồng độ cồn

Sư đoàn 320 kiên quyết xử lý quân nhân vi phạm nồng độ cồn

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, Sư đoàn 320 (Quân đoàn 3) còn triển khai lực lượng kiểm tra công tác chấp hành quy định pháp luật khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông của quân nhân, trong đó có kiểm tra việc chấp hành quy định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông.