Đình Trọng và con đường từ chiến binh thành… bệnh binh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Cannavaro của Việt Nam” trải qua 3 ca phẫu thuật chỉ trong 2 năm và giờ việc quay trở lại với bóng đá đỉnh cao của một tài năng mà lâu lắm bóng đá Việt Nam mới may mắn sản sinh, không hề đơn giản...

Đình Trọng trở lại thi đấu ở vòng chung kết U.23 Châu Á khi chấn thương vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Ảnh: P.T
Đình Trọng trở lại thi đấu ở vòng chung kết U.23 Châu Á khi chấn thương vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Ảnh: P.T
“Đình Trọng phẫu thuật sụn chêm tại TPHCM được một thời gian. Cậu ấy vẫn đang điều trị tích cực và tập phục hồi cùng các chuyên gia y tế. Hy vọng thời gian sắp tới mọi thứ sẽ ổn hơn”, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thể Thao Hà Nội T&T - ông Võ Lê Trung chia sẻ về tình hình của Trần Đình Trọng.
3 lần lên bàn mổ trong 2 năm qua của Đình Trọng đều là những chấn thương nghiêm trọng. Sau AFF Cup 2018 thi đấu với cái mu bàn chân bị mẻ xương, anh sang Hàn Quốc phẫu thuật. Tháng 6.2019, trung vệ sinh năm 1997 này tiếp tục phải sang Singapore để phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước gối trái, sau khi tự ngã trên sân Pleiku ở vòng 12 V.League. Đầu tháng 8.2020, Đình Trọng đã âm thầm lên bàn mổ để phẫu thuật sụn chêm tại TPHCM, khi các chuyên gia y tế ở PVF kết luận sụn đầu gối có vấn đề. Lại phải động dao kéo, sau hơn 1 năm phẫu thuật, Trọng vẫn không tiến triển với cái gối vẫn ra dịch và cứ tập xong lại phải chườm đá và bước chạy rụt rè…
Nên nhớ rằng, trước khi trở thành người hùng ở Thường Châu, trung vệ mới 21 tuổi này không có tiền sử chấn thương phức tạp. Ở V.League 2016, 2017 trong màu áo Sài Gòn và trước đó là hạng Nhất trong màu áo Hà Nội, Trọng thi đấu lần lượt 24 và 22 trận đấu. Nhưng kể từ sau vòng chung kết U.23 Châu Á 2018, số trận thi đấu tại V.League của Đình Trọng giảm sút đáng báo động. Năm 2018 ra sân 14 lần, năm 2019 chỉ còn 6 lần và mùa giải 2020 thì chỉ ngồi trên tầng 5 sân hàng Đẫy.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Thuỷ, người có nhiều năm theo các đội tuyển chia sẻ: “Không riêng Đình Trọng mà hầu hết đều chưa hiểu rõ sự nguy hiểm của chấn thương sụn chêm. Sụn chêm của khớp gối là vô cùng quan trọng. Nếu cho đánh đổi, thà rằng đứt hẳn 2 dây chằng chéo hay gãy xương đùi còn hơn là rách hoặc mất một phần sụn chêm, bởi vì sụn chêm sẽ không tái tạo lại được…”.
Đình Trọng tiến hành phẫu thuật dây chằng chéo trước vào cuối tháng 6.2019 nhưng đến giữa tháng 1.2020, anh đã ra sân ở giải U.23 Châu Á. Hàng phòng ngự U.23 Việt Nam khủng hoảng buộc thầy Park phải sử dụng Đình Trọng 36 phút ở trận gặp U.23 UAE, 53 phút trận gặp U.23 Jordan và 90 phút trận gặp U.23 Triều Tiên. Bác sĩ Thuỷ thẳng thắn, việc Đình Trọng tiếp tục tái phát chấn thương có thể xuất phát từ việc trở lại thi đấu quá sớm, khi mà vết thương cũ vẫn chưa kịp lành và thời gian hồi phục chưa đạt mức an toàn từ 6 đến 9 tháng. Thậm chí, đội ngũ tiên lượng chấn thương đã quá mạo hiểm khi để trung vệ sinh năm 1997 vào sân và thi đấu với cường độ cao ngay khi vừa trở lại. Để rồi giờ đây, không ai còn dám chắc chắn vào khả năng hồi phục và quay trở lại chơi bóng đỉnh cao của Đình Trọng.
Một giải đấu, một hoặc hai trận đấu không phải căn nguyên dẫn đến những hệ luỵ như hiện nay. Vấn đề nằm ở chính khả năng chuyên môn, giá trị hình ảnh của Trần Đình Trọng cũng như quyền lợi của các bên liên quan trong quá trình sử dụng cầu thủ này.
Hà Nội mới chỉ thu hút được khán giả đến sân trong khoảng 2 năm qua sau thành công của U.23 Việt Nam. Đình Trọng là một trong những ngôi sao sáng nhất, vai trò gần như không thể thay thế. Anh luôn được ưu tiên sử dụng, miễn là có thể vào sân và thi đấu với khoảng 70% phong độ. Câu chuyện ấy cũng tương tự ở cấp độ đội tuyển, ông Park khó tìm được mảnh ghép thay thế cậu học trò cưng.
Đình Trọng hay cả Duy Mạnh đều rất quan trọng với Hà Nội lẫn Đội tuyển Việt Nam. Những cầu thủ này như một dạng “tài nguyên”. Nếu khai thác mà không tính toán đến tương lai lâu dài, các bên liên quan có thể mất đi viên ngọc quý mà rất lâu bóng đá Việt Nam mới có thể sở hữu được.
Một tài năng như “tài sản quốc gia” của bóng đá Việt, thật đau là chúng ta lại có thêm một bài học về sự trả giá nữa…
PHƯƠNG TRANG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cung đường chạy của giải đi qua các thắng cảnh đẹp của Gia Lai. Ảnh: Văn Ngọc

Gia Lai City Trail 2024: Thêm trải nghiệm, tăng sự hấp dẫn

(GLO)-Cuối tuần này, phố núi Pleiku lại sôi động với Giải chạy Gia Lai City Trail 2024-Giấc mơ đại ngàn. Với khoảng 6.800 vận động viên (VĐV) trong và ngoài nước tham dự, lại có thêm nhiều hoạt động trải nghiệm đi kèm, giải chạy này hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn và để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

(GLO)- Ngày 21-9, Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai đã diễn ra tại sân bóng đá trong khuôn viên Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Gia Lai. Giải được tổ chức nhằm phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3.
Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

(GLO)-

Rạng sáng 15-9, hơn 1.500 chân chạy đã đồng hành trong giải chạy thiện nguyện “Nâng bước em đến trường”. Các runner không chỉ được thỏa sức chinh phục cung đường đẹp như mơ của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai), mà hơn cả còn chung tay tiếp sức cho các em học sinh vùng khó.