Đi học nghề - về làm chủ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nhiều thanh niên tỉnh Bến Tre sau khi tham gia xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, Hàn Quốc... về quê vươn lên làm giàu.
Hiện, tại 2 huyện Ba Tri và Giồng Trôm của tỉnh này đã xuất hiện nhiều “làng xuất khẩu lao động” với các ông chủ, bà chủ “kiểu mới” góp phần rất lớn cho công tác giải quyết việc làm, thoát nghèo bền vững.
“Đi học nghề - về làm chủ” cũng là chủ đề được Tỉnh ủy Bến Tre hình thành sau nhiều năm đúc rút kinh nghiệm trong khi tập trung cho công tác này.
Gia đình anh Bùi Thanh Phương, ở xã An Ngãi Trung, H.Ba Tri, tỉnh Bến Tre, khởi nghiệp bằng nông nghiệp sạch sau khi có vốn liếng từ việc đi xuất khẩu lao động
Gia đình anh Bùi Thanh Phương, ở xã An Ngãi Trung, H.Ba Tri, tỉnh Bến Tre, khởi nghiệp bằng nông nghiệp sạch sau khi có vốn liếng từ việc đi xuất khẩu lao động
Cả dòng họ phất lên nhờ xuất khẩu lao động
Cả họ nhà ông Ngô Văn Linh (56 tuổi, ngụ xã An Ngãi Trung, H.Ba Tri) khá giả lên từ khó khăn, nhiều người trong đó đã mở công ty, cửa hàng kinh doanh có liên quan đến công việc khi sang Nhật lao động. Đây chỉ là thiểu số trong rất nhiều gia đình tại xứ dừa Bến Tre hiện nay. Ông Linh kể, khoảng năm 2000, gia đình ông khốn khó trong cảnh đông con vì việc cày cấy của vợ chồng ông nỗ lực lắm chỉ đủ tiền gạo, tiền chợ. Khi đó, chỉ cần có thành viên nào trong gia đình đau bệnh là phải chạy nợ, 2 người con lớn của ông lên TP.HCM học nghề đã khiến một số thửa ruộng của ông phải “sang tên đổi chủ”.
“Người tiên phong chạy nợ đưa con đi xuất khẩu lao động là bà chị của tôi. Tầm năm 2002, cháu nó trở về được số vốn rồi mở làm ăn ngoài chợ xã, cả nhà khá lên. Quan trọng hơn là trông cháu nó đĩnh đạc hẳn ra, làm gì cũng rõ ràng, rành mạch, tác phong và ý thức công việc rất tốt. Lúc ấy, thằng lớn tên Ngô Trường Chinh vừa học xong nghề cơ điện là tôi đã làm hồ sơ sẵn cho nó đi ngay”, ông Linh nhớ lại.
“Điều quan tâm nhất của anh em chúng tôi trước và trong khi làm việc bên nước bạn không chỉ đi để có được nhiều tiền giúp gia đình vượt qua khốn khó mà hơn hết là “đi để học nghề”, học cái hay ở nước bạn rồi chọn lọc lại xem cái nào phù hợp để về áp dụng. Học ở đây không hẳn là công nghệ mà học tác phong, ý thức và cách tổ chức môi trường làm việc cho mình”, anh Ngô Trường Chinh nói.
Ông Hồ Xuân Sơn, cán bộ LĐ-TB-XH xã An Ngãi Trung, cho biết từ năm 2015 đến nay, mỗi năm địa phương có hơn 35 em “bay” đi các nước Nhật và Hàn Quốc. Khi về nước, với số tiền tích lũy được sau ba năm làm việc ở nước ngoài, nhiều em đã mạnh dạn đầu tư để “khởi nghiệp” kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, thương mại, dịch vụ… khá thành công.
“Có đi nước bạn mới hiểu nông nghiệp sạch… làm dễ ợt”
Đó là lời tâm sự hết sức thật thà của anh Bùi Thanh Phương (35 tuổi), chàng thanh niên xuất thân từ gia đình lao động nghèo ở ấp An Định 1, xã An Ngãi Trung, H.Ba Tri. Năm 2013, anh Phương trở về quê đã lập tức dùng gần hết 900 triệu đồng tiền vốn liếng kiếm được ở xứ người, thuê hơn 1 ha đất trồng đậu phộng và làm nhà xưởng sản xuất nấm rơm theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch.
“Trước khi đi, tôi đã học làm nấm rơm nhưng vì vốn liếng không có đành phải gián đoạn. Qua Nhật làm công nhân nhưng mỗi lúc rảnh rỗi là tôi bắt xe buýt đi xuống các làng quê nơi xứ họ làm nông nghiệp để xem và học theo. Tôi bất ngờ lắm vì đất đai làm nông nghiệp bên nước bạn không nhiều, nhưng họ làm chuyên canh, trồng cái gì ra cái đó theo từng vùng, từng khu vực, đặc biệt là luôn canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ. Nghĩ đến đất đai phì nhiêu của quê mình, tôi đã ấp ủ nhiều khát vọng!”, anh Phương chia sẻ.
Từ 1 ha đất thuê ban đầu để làm nấm, đến nay anh Phương đã thuê mướn thêm hơn 3 ha để làm nấm và trồng đậu phộng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động tại địa phương.
Theo tính toán của anh Phương, bình quân 1 công đất sẽ cho khoảng 2 tấn nấm/vụ (khoảng 45 ngày), với giá bán bình quân 45.000 đồng/kg. Song song đó, hơn 6 công đất đậu phộng, bình quân khoảng 3 tháng là thu hoạch được hơn 3 tấn hạt, giá bán bình quân 18.000 đồng/kg. Mô hình “khởi nghiệp” này mang về cho gia đình anh Phương mỗi năm gần 1 tỉ đồng.
Tương tự, mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao của anh Phạm Văn Hải (27 tuổi, ngụ ấp 3, xã Châu Bình, H.Giồng Trôm) cũng hiệu quả không kém. Mỗi năm, 800 m2, với 2.000 dây dưa anh Hải mang lại lợi nhuận cho gia đình gần 300 triệu đồng.
Theo anh Hải, mô hình này có tổng vốn đầu tư ban đầu hơn 350 triệu đồng. Sau nhiều năm tự tìm thị trường, vườn dưa lưới hiện nay được bao tiêu với giá từ trên 35.000 đồng/kg. Trong năm làm từ 4 - 5 vụ dưa (mỗi vụ từ 60 - 70 ngày), mỗi vụ dưa đã cho sản lượng hơn 3 tấn, cho thu nhập ổn định khoảng 60 triệu đồng/vụ.
Ông Nguyễn Minh Lập cho biết hiệu quả từ thực tế từ các mô hình mà các thanh niên sau khi xuất khẩu lao động trở về quê thực hiện đã tạo thuận lợi rất nhiều cho việc thực hiện chủ trương này của Sở. Thông qua đó, các ngân hàng ngày càng chủ động tích cực hỗ trợ vốn vay tạo cơ hội cho thanh niên đi hợp tác lao động.
“Chúng tôi luôn đồng hành, tạo mọi thuận lợi cho các em sau khi về nước thực hiện các mô hình khởi nghiệp mới cho riêng mình. Cũng cần nhìn nhận rằng thời gian qua nhiều em về quê thực hiện các dự án có phần đơn giản nên hiệu quả đạt được chưa cao lắm. Dự kiến, trong năm 2019 tỉnh sẽ đưa 1.200 lao động đi xuất khẩu, chủ yếu là Nhật Bản và Hàn Quốc”, ông Lập nói.
Bắc Bình (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Tối 24/9, UBND tỉnh tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.