Để Việt Nam trở thành điểm đến du lịch hàng đầu sau dịch COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các chuyên gia trong ngành du lịch và chuyên gia quốc tế đầu ngành đã thảo luận cách Việt Nam chuẩn bị để trở thành điểm đến du lịch hàng đầu sau đại dịch COVID-19 tại tọa đàm “Tương lai du lịch Việt Nam? Cơ hội và thách thức trong năm 2021 và tương lai” do Đại học RMIT tổ chức.

TPHCM dự kiến sẽ triển khai du lịch thông minh trong năm 2021, thu hút khách du lịch. Ảnh: Huyên Nguyễn
TPHCM dự kiến sẽ triển khai du lịch thông minh trong năm 2021, thu hút khách du lịch. Ảnh: Huyên Nguyễn
Triển khai du lịch thông minh
Với việc kiểm soát thành công đại dịch cũng như những thành công của ngành du lịch trong những năm gần đây, các chuyên gia dự toạ đàm đã dự đoán một triển vọng tích cực cho du lịch Việt Nam.
Theo nhiều ý kiến, các cơ hội sắp đến bao gồm việc đầu tư vào du lịch nội địa, các sản phẩm du lịch mới, nguồn nhân lực chất lượng cao, số hóa ngành du lịch và cơ sở hạ tầng để giúp Việt Nam tỏa sáng trong nước và trường quốc tế.
TS Nuno Ribeiro - giảng viên cao cấp, Trưởng Nhóm nghiên cứu ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn - Đại học RMITcho biết, mục đích chính của tọa đàm là thúc đẩy đối thoại tích cực giữa các lĩnh vực trong ngành du lịch Việt để cùng nhau tìm ra các giải pháp đưa du lịch Việt tiến lên trước sau đại dịch.
“Tôi chắc chắn Việt Nam sẽ trở thành một trong những điểm đến du lịch hàng đầu, không chỉ ở Đông Nam Á mà còn trên thế giới. Chúng ta đã nhìn thấy những dấu hiệu tích cực từ thị trường du lịch nội địa rất sôi động, cũng như những sáng kiến của Chính phủ đã cực kỳ thành công trong việc tạo ra nhiều nhu cầu hơn cho du lịch nội địa trong khi vẫn duy trì các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về sức khỏe và an toàn” - TS Nuno Ribeiro nói.

Các chuyên gia tham dự toạ đàm thảo luận cách Việt Nam chuẩn bị để trở thành điểm đến du lịch hàng đầu sau đại dịch COVID-19. Ảnh: RM
Các chuyên gia tham dự toạ đàm thảo luận cách Việt Nam chuẩn bị để trở thành điểm đến du lịch hàng đầu sau đại dịch COVID-19. Ảnh: RM
Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Du lịch TPHCM Lê Trương Hiền Hòa nhận định, thúc đẩy du lịch nội địa và xây dựng du lịch thông minh ở Việt Nam là những mục tiêu chính trong năm 2021.
Ông Hòa cho biết: “Một trong những trọng tâm chính của ngành du lịch TPHCM trong năm nay là triển khai các chương trình liên kết với các tỉnh thành và các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam cũng như các ngành du lịch để xây dựng các sản phẩm và dịch vụ du lịch mới nhằm thúc đẩy du lịch trong nước”.
Theo ông Hoà, năm 2021 cũng là thời điểm thuận lợi để TPHCM triển khai du lịch thông minh. Cơ sở dữ liệu du lịch là nền tảng quan trọng để đảm bảo các đề án du lịch thông minh thành công bên cạnh sự tham gia của nhiều ban ngành và lĩnh vực trong việc chuẩn hóa hệ thống thu thập dữ liệu, đồng thời số hóa các dịch vụ du lịch.
Chú trọng nguồn nhân lực
Phía nhà đầu tư, bà Trần Thùy Trang - Phó Giám đốc Inbound - một công ty du lịch cho rằng Việt Nam nên quảng bá đất nước như một điểm đến an toàn và hấp dẫn trên thế giới. “Cần quảng bá hình ảnh du lịch Việt như một điểm đến an toàn để có thể tăng lượng khách quốc tế khi biên giới Việt Nam mở cửa trở lại và hoạt động lại bình thường” – bà Trang bày tỏ.
Chú trọng đến yếu tố con người, ông Craig Douglas - Giám đốc điều hành một khu du lịch nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao sau đại dịch.
Ông Douglas cho biết: “Với một số dự án vẫn đang được triển khai trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực khác trong nước cũng như việc các cơ sở sản xuất quốc tế chuyển đến Việt Nam, nhu cầu nhân lực sẽ là một thách thức lớn và sẽ củng cố nhận định nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất”.
TUỆ NHI (LĐO)
https://laodong.vn/van-hoa/de-viet-nam-tro-thanh-diem-den-du-lich-hang-dau-sau-dich-covid-19-873131.ldo

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Quảng bá du lịch cộng đồng làng Mơ Hra. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Quảng bá du lịch cộng đồng làng Mơ Hra Đáp

(GLO)-Trong 2 ngày (21 và 22-12), Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) phối hợp với xã Kông Lơng Khơng tổ chức chương trình quảng bá giới thiệu mô hình phát triển sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng làng Mơ Hra Đáp.

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

(GLO)- Về huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), nghe tên những địa danh gắn với bao truyền thuyết hư ảo như lạc vào miền sử thi. Trầm tích văn hóa kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ là thế mạnh để “đánh thức” tiềm năng du lịch của vùng đất từng “bị bỏ quên” này.

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

Ngày 17/12/2024 đánh dấu cột mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt chặng đường dài, vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh.