Đầu Xuân bàn chuyện du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mấy năm gần đây, đến ngày Tết, một số gia đình ở Gia Lai thường tổ chức đi chơi xa, nhất là sang các nước láng giềng. Và du lịch xuyên 3 nước Đông Dương là một hành trình đang thu hút khá đông gia đình tham gia bởi tuyến đường này có nhiều danh thắng. Nếu buổi sáng khởi hành từ TP. Pleiku, qua Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum) sang các tỉnh của Lào như Attapeu, Sekong, Champasak thì chỉ cuối buổi chiều chúng ta đã có mặt tại Pakse.

Thành phố này có hơn 300.000 dân và có sân bay quốc tế nối với nhiều thành phố khác trên thế giới. Đường từ Attapeu đi Pakse rất tốt, phong cảnh đẹp, đặc biệt khi đi trên cao nguyên Boloven thời tiết mát mẻ, cây cỏ xanh tươi. Hai bên đường những giàn su su nối nhau xanh mướt, những vườn cà phê xanh sậm mặc dù chúng có tuổi đời hơn 50 năm, từ thời Pháp thuộc.

 

Ảnh internet
Ảnh internet

Pakse-thủ phủ của Nam Lào nằm dựa lưng bên dòng Mê Kông có khá đông người Việt sinh sống từ những năm 40 thế kỷ trước. Đã qua 2-3 thế hệ nhưng người Việt ở đây vẫn nói thành thạo tiếng mẹ đẻ. Du khách có thể tìm hiểu, khám phá đời sống của cư dân qua đường nét kiến trúc nhiều tầng, nhiều mái của phố và đền, chùa. Từ Pakse xuôi về phía Nam khoảng 50 km là đến đền Wat Phou-Di sản Văn hóa thế giới được Tổ chức UNESCO công nhận vào năm 2001. Nơi đây du khách được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc kỳ vĩ do con người tạo nên vào thế kỷ thứ IX mang đậm dấu ấn tín ngưỡng Ấn Độ giáo và Phật giáo. Sau đó đi tiếp một chặng hơn 100 km nữa là đến thác Khon Phapeng, thác nước lớn nhất Đông Dương, chặn ngang dòng Mê Kông.

Rồi tiếp tục xuôi về phía Nam qua Stung Treng (Campuchia), vòng sang TP. Siem Reap, nơi có kỳ quan thế giới Angkor. Quần thể Angkor bao gồm Angkor Thom, Angkor Wat cùng nhiều đền tháp khác trong phạm vi khoảng 250 km2 luôn thu hút du khách đến từ mọi miền đất nước. Cũng tại đây, du khách có thể đi thuyền thưởng ngoạn cảnh hồ Tonle Sap-Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Từ Siem Reap đi tiếp 250 km là xuống thủ đô Phnom Penh của Vương quốc Campuchia. Du khách sẽ vào tham quan hoàng cung, chùa Vàng, quảng trường bốn mặt cùng nhiều danh thắng khác… Hôm sau xuôi về Việt Nam qua Cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh).

Nếu làm một cuộc hành trình khác, bắt đầu từ di sản cố đô Huế hoặc Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn (tỉnh Quảng Nam), chúng ta có thể sang Lào bằng đường 9 và đến Savanakhet vào chiều cùng ngày. Hôm sau tiếp tục sang Mukdahan, Ubon (Thái Lan) vòng xuống phía Nam rồi qua Cửa khẩu Poipet ngoặt vào Siem Reap, tiếp tục khám phá Angkor. Hoặc cũng từ Gia Lai, chúng ta có thể sang Campuchia qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, đến Ratanakiri rồi lên Stung Treng, hôm sau sang Lào qua Cửa khẩu Veunkham, ngược ra phía Bắc cuối buổi chiều chúng ta đã có thể thăm các thắng cảnh ở thủ đô Vientiane như đền That Luang, Vườn Phật, Khải Hoàn Môn rồi lại tiếp tục ngược lên thăm cố đô Luang Prabang vòng về Việt Nam qua Lai Châu. Các tuyến du lịch nêu trên đi và về không quá 5 ngày, đặc biệt chúng ta có thể đi xuyên Đông Dương, tham quan nhiều danh thắng nổi tiếng của 3 nước. Hiện nay, rất nhiều hãng, công ty du lịch của Việt Nam đã mở tour theo hành trình này, thu hút nhiều du khách tham gia. Đặc biệt, nhiều người còn tự tổ chức tour bởi hầu như đi đến đâu cũng có thể giao tiếp bằng tiếng Việt nên rất thuận lợi.

Đi du lịch nước ngoài và đón khách du lịch quốc tế đến với chúng ta đang là xu hướng phát triển hiện nay. Do đó, không chỉ đầu tư cho các tour du lịch nước ngoài mà ngay tại địa phương chúng ta cũng cần tổ chức, trang bị cho các hộ gia đình, cộng đồng các kiến thức, kỹ năng cơ bản để làm du lịch theo hình thức homestay: du khách sẽ cùng ăn, ở và sinh hoạt với gia đình, qua đó không chỉ giúp cho các gia đình tăng thêm nguồn thu nhập mà còn giới thiệu và quảng bá đời sống sản xuất, văn hóa cộng đồng cho du khách quốc tế, thu hút khách đến đông hơn, ở lại lâu hơn và trở lại nhiều lần hơn. Với phong cảnh đẹp, hùng vĩ cùng đời sống cư dân phong phú, nền văn hóa độc đáo, hy vọng Gia Lai sẽ nhanh chóng bắt kịp các địa phương khác trong khai thác ngành công nghiệp không khói này.

Thanh Phong

Có thể bạn quan tâm

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

(GLO)- Dịp lễ 30-4 và 1-5 năm nay rơi vào cao điểm của mùa nắng nóng. Mặc dù kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày nhưng nhiều người vẫn ưu tiên chọn những điểm du lịch trong tỉnh để vui chơi, thư giãn thay vì đi xa. Lượng khách ngoài tỉnh đến Gia Lai cũng thấp hơn mọi năm, chủ yếu là các nhóm nhỏ hoặc gia đình.

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Chọn ở homestay nghỉ ngơi thư thái, tránh xa những điểm du lịch, khách sạn đông đúc, ồn ào và trải nghiệm khám phá thiên nhiên, đời sống người dân địa phương là lựa chọn của nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.