Đập phá mồ mả là vi phạm pháp luật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ông Trịnh Đình Tý, thị xã An Khê, viết: Năm 2009, ông Phạm Thanh Vương hai lần đập phá mồ mả của ông Trịnh Trần Kiệt (là ông cố của tôi). Việc ông Vương đập phá mồ mả có rất nhiều người hàng xóm làm chứng và tôi đã báo cáo vụ việc đến các cấp chức năng giải quyết. Sau đó, Công an xã đã lập biên bản vụ việc. Tiếp đến, Công an thị xã đã điều tra, xác minh và làm việc với ông Vương và gia đình tôi. Ông Phạm Thanh Vương đã thừa nhận hành vi của mình nhưng Công an thị xã nêu ra hai cách giải quyết:
1. Xử lý hành chính.
2. Truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, từ đó đến nay, Công an chưa trả lời cho gia đình tôi biết cách giải quyết như thế nào về hành vi ông Vương. Xin được hỏi quý báo, hành vi của ông Vương có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì phải xử lý như thế nào? Tôi cần gửi đơn đến đâu?
Luật sư Mai Văn Tấn (Văn phòng Luật sư Mai Nguyễn, 73 Wừu, TP. Pleiku) trả lời:
Theo nội dung ông Tý trình bày, trong năm 2009, ông Vương đã có hành vi 2 lần đập phá mồ mả ông cố của ông (là ông Trịnh Trần Kiệt), hành vi này có nhiều người làm chứng và đã được Công an xã lập biên bản và ông Vương cũng thừa nhận. Theo diễn biến trên thì hành vi đập phá mồ mả của ông Vương là vi phạm pháp luật. Cụ thể là vi phạm Điều 246-Bộ luật Hình sự về tội “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt”.
Điều 246 Bộ luật Hình sự quy định:
1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Như vậy, hành vi đập phá mồ mả của ông Vương là hành vi vi phạm pháp luật hình sự và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan tố tụng phải khởi tố, điều tra và đưa ra xét xử về tội “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” theo Điều 246- Bộ luật Hình sự.
Trong trường hợp này, ông Tý có thể làm đơn tố giác hoặc thông báo cho cơ quan chức năng biết về hành vi đập phá mồ mả của ông Vương và có thể kiến nghị xử lý hành vi của ông Vương. Cụ thể ông Tý làm đơn gửi tới Cơ quan Điều tra Công an cấp huyện (nơi có mồ mả của ông cố của ông).
Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày nhận được đơn tố giác hoặc thông báo, kiến nghị về tội phạm thì Cơ quan Điều tra phải tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Trường hợp sự việc tố giác có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn giải quyết tố giác có thể kéo dài hơn nhưng không quá 2 tháng.
Kết quả giải quyết tố giác về tội phạm phải được gửi cho người tố giác tội phạm.

Có thể bạn quan tâm

Bị phạt vì tự ý sửa chữa trong sổ hộ khẩu

Bị phạt vì tự ý sửa chữa trong sổ hộ khẩu

(GLO)- Qua đường dây nóng của Báo Gia Lai, bà Đặng Thị Thơm (SN 1975), trú tại tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai phản ánh việc bà bị Công an thị trấn Ia Kha phạt 500.000 đồng vì lỗi tự ý sửa chữa trong sổ hộ khẩu gia đình nhưng không có hóa đơn, biên lai gì mà chỉ có mỗi biên bản vi phạm hành chính.

Hỏi-đáp pháp luật

Bà Hồ Thị Minh Linh Trà Xuân- Trà Bồng- Quảng Ngãi, hỏi: Khi tôi yêu cầu Thi hành án, mà người thi hành án khai là không đủ khả năng để trả. Vậy tôi phải làm đơn như thế nào và gửi cấp nào cao hơn Thi hàn án Quân khu V.

Bạn đọc hỏi-cơ quan chức năng trả lời:

(GLO)- Vừa qua, Báo Gia Lai có nhận thư hỏi của ông Nguyễn Viết Hậu (tỉnh Bình Dương) về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP, ngày 24-12-2010 của Chính phủ.

Hỏi-đáp pháp luật

Ông Phan Văn Anh, ở huyện Chư Pah, hỏi: Việc xử lý tài sản trong trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền trên đất được tiến hành như thế nào?

Tư vấn pháp luật

(GLO)- Tôi sinh sống tại nước ngoài hơn 10 năm nay, mang 2 quốc tịch (trong đó có quốc tịch Việt Nam). Xin hỏi thủ tục để tôi được phép mua bất động sản tại Việt Nam.
Chậm giải quyết khiếu nại

Chậm giải quyết khiếu nại

Ông Đinh Văn Cửu, ở Chư Pah hỏi: Tôi không đồng tình việc giải quyết khiếu nại của UBND cấp xã đối với sự việc của mình, tôi đã làm đơn đến UBND huyện, sau đó sự việc được chuyển về xã giải quyết lại. Không biết quy định của pháp luật như thế nào về thời hạn giải quyết khiếu nại?
Thông qua hay quyết định?

Thông qua hay quyết định?

Ông Nguyễn Hữu Thân ở thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai (Gia Lai) hỏi: “Trên một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về các kỳ họp HĐND các cấp thường đề cập là “tại kỳ họp thứ X HĐND khóa Y. đã thông qua tờ trình…”, “tại kỳ họp thứ M. HĐND khóa Y. đã thông qua Nghị quyết…”... Dùng các cụm từ “thông qua” như vậy có hợp lý không?
Gia Lai: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất

Gia Lai: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất

Mặc dù đã sử dụng đất ở ổn định gần 10 năm nhưng vẫn không thể làm thủ tục sở hữu kể từ năm 1992, ông Hà Tân Tiến buộc phải khiếu nại đến UBND phường Tây Sơn (TP. Pleiku) nơi có đất tọa lạc và cuối cùng là khởi kiện đến Tòa án Nhân dân TP. Pleiku vào ngày 26-5-2008 để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự này.
Nếu bị phạt không đúng thì người bị phạt sẽ được thoái thu

Nếu bị phạt không đúng thì người bị phạt sẽ được thoái thu

Vợ ông Lê Ngọc Năng- làng Kep, xã Chư Hdrông hỏi: “Chồng tôi được Sở Giao thông- Vận tải tỉnh cấp giấy phép lái xe số AF 485219. Do sơ ý kiểm tra không kỹ lúc nhận giấy phép lái xe nên chồng tôi không phát hiện bị tẩy sửa chữ “Năng” thành “Đăng” rồi lại đánh máy chồng trở lại “Năng”...