Một bác sĩ đang công tác tại một đơn vị y tế Nhà nước trên địa bàn tỉnh hỏi: Do đặc thù công việc nên chúng tôi thường xuyên làm việc vào ngày thứ bảy và ngày chủ nhật. Nếu làm vào ngày thường thì nghỉ bù vào ngày tiếp theo, nếu làm vào thứ bảy hoặc chủ nhật thì thứ hai phải đi làm không có nghỉ bù (được biết đơn vị có tính tiền ngoài giờ). Trong khi đó theo quy định của pháp luật, người lao động làm việc vào các ngày trong tuần và được nghỉ thứ bảy và chủ nhật. Với đặc thù công việc như vậy thì có hợp lý không và việc tính tiền ngoài giờ như thế nào. Hơn nữa, nếu người lao động không muốn lĩnh thêm tiền ngoài giờ mà muốn nghỉ bù vào những ngày khác để giữ gìn sức khoẻ thì ngày thứ bảy, chủ nhật đó được tính ngày công như những ngày khác trong tuần phải không?
Theo Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17-9-1999 của Thủ tướng Chính phủ thì cán bộ, công chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội tuần làm việc 40 giờ trong 5 ngày, nghỉ ngày thứ bảy và chủ nhật. Vì vậy, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc vào thứ bảy hoặc chủ nhật được cơ quan bố trí nghỉ bù vào các ngày khác miễn bảo đảm đúng 40 giờ/tuần theo quy định.
Do đặc thù công việc phải làm vào thứ bảy hoặc chủ nhật thì người sử dụng lao động phải bố trí cho người lao động được nghỉ bù vào thời gian thích hợp để đảm bảo tái tạo sức lao động. Việc giải quyết này là hợp lý.
Trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc đủ 40 giờ/tuần và làm thêm ngày thứ bảy hoặc chủ nhật mà không được nghỉ bù (hoặc đã bổ trí nghỉ bù nhưng có số giờ nghỉ bù không đủ số giờ đã làm thêm thì theo điều 61 Bộ luật Lao động, tiền lương làm thêm được xác định như sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ x 200% (hoặc 300%) x Số giờ thực tế làm thêm. Trong đó, mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm ngày thứ bảy (hoặc chủ nhật) thông thường. Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật trùng với ngày lễ.
Ngoài ra nếu làm thêm giờ vào ban đêm thì còn được trả thêm ít nhất bằng 39% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày. Trong trường hợp người lao động không muốn lĩnh thêm tiền ngoài giờ mà muốn nghỉ bù để giữ gìn sức khoẻ thì nên trao đổi, bàn bạc với người sử dụng lao động.
Công an tỉnh Vĩnh phúc đã triệu tập một số người là công an viên xã Lãng Công để điều tra vụ ông Ngô Văn Tấn tử vong sau khi từ trụ sở Công an xã về nhà.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp đấu tranh, trấn áp tội phạm; không để tội phạm gia tăng, không để tội phạm lộng hành.
(GLO)- Qua đường dây nóng của Báo Gia Lai, bà Đặng Thị Thơm (SN 1975), trú tại tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai phản ánh việc bà bị Công an thị trấn Ia Kha phạt 500.000 đồng vì lỗi tự ý sửa chữa trong sổ hộ khẩu gia đình nhưng không có hóa đơn, biên lai gì mà chỉ có mỗi biên bản vi phạm hành chính.
Bộ luật Dân sự quy định, giao dịch liên quan tài sản phạm pháp không có hiệu lực bởi không được thực hiện bởi chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý hợp pháp.
Bà Hồ Thị Minh Linh Trà Xuân- Trà Bồng- Quảng Ngãi, hỏi: Khi tôi yêu cầu Thi hành án, mà người thi hành án khai là không đủ khả năng để trả. Vậy tôi phải làm đơn như thế nào và gửi cấp nào cao hơn Thi hàn án Quân khu V.
(GLO)- Vừa qua, Báo Gia Lai có nhận thư hỏi của ông Nguyễn Viết Hậu (tỉnh Bình Dương) về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP, ngày 24-12-2010 của Chính phủ.
Ông Phan Văn Anh, ở huyện Chư Pah, hỏi: Việc xử lý tài sản trong trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền trên đất được tiến hành như thế nào?
(GLO)- Tôi sinh sống tại nước ngoài hơn 10 năm nay, mang 2 quốc tịch (trong đó có quốc tịch Việt Nam). Xin hỏi thủ tục để tôi được phép mua bất động sản tại Việt Nam.
Ông Đinh Văn Cửu, ở Chư Pah hỏi: Tôi không đồng tình việc giải quyết khiếu nại của UBND cấp xã đối với sự việc của mình, tôi đã làm đơn đến UBND huyện, sau đó sự việc được chuyển về xã giải quyết lại. Không biết quy định của pháp luật như thế nào về thời hạn giải quyết khiếu nại?
Ông Nguyễn Hữu Thân ở thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai (Gia Lai) hỏi: “Trên một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về các kỳ họp HĐND các cấp thường đề cập là “tại kỳ họp thứ X HĐND khóa Y. đã thông qua tờ trình…”, “tại kỳ họp thứ M. HĐND khóa Y. đã thông qua Nghị quyết…”... Dùng các cụm từ “thông qua” như vậy có hợp lý không?
Mặc dù đã sử dụng đất ở ổn định gần 10 năm nhưng vẫn không thể làm thủ tục sở hữu kể từ năm 1992, ông Hà Tân Tiến buộc phải khiếu nại đến UBND phường Tây Sơn (TP. Pleiku) nơi có đất tọa lạc và cuối cùng là khởi kiện đến Tòa án Nhân dân TP. Pleiku vào ngày 26-5-2008 để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự này.
Ông Trịnh Đình Tý, thị xã An Khê, viết: Năm 2009, ông Phạm Thanh Vương hai lần đập phá mồ mả của ông Trịnh Trần Kiệt (là ông cố của tôi). Việc ông Vương đập phá mồ mả có rất nhiều người hàng xóm làm chứng và tôi đã báo cáo vụ việc đến các cấp chức năng giải quyết.
Anh Trần Đình Cường ở xã Trà Đa- TP.Pleiku hỏi: Nhà tôi nằm trong khu quy hoạch thuộc diện phải giải tỏa di dời nhưng đến nay Nhà nước vẫn chưa triển khai thực hiện. Tôi muốn xây dựng lại nhà thì có được không?
Anh N-V-B ở phường Tây Sơn, thành phố Pleiku (Gia Lai) hỏi: “Tháng 5-2001, tôi bị toà án nhân dân xử phạt 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 24 tháng về tội “Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Anh T.Đ.C. ở phường Diên Hồng, TP. Pleiku hỏi: “Vợ chồng tôi có mâu thuẫn với nhau nên vợ tôi đã bỏ nhà đi từ 5 tháng nay. Tôi nộp đơn yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm vợ tôi nhưng Tòa trả đơn vì thời hạn biệt tích chưa đủ. Vậy, sự từ chối của Tòa án đúng hay sai?”.
Cha tôi mất có để lại di chúc cho riêng tôi một thửa đất gần 500m2 ở xã Ia H’Rú, huyện Chư Sê. Hiện tại, tôi đã có vợ và một con. Vậy thửa đất trên là tài sản riêng của tôi hay tài sản chung của vợ chồng tôi? (ông HTV ở Ia H’Rú, huyện Chư Sê).
Vợ ông Lê Ngọc Năng- làng Kep, xã Chư Hdrông hỏi: “Chồng tôi được Sở Giao thông- Vận tải tỉnh cấp giấy phép lái xe số AF 485219. Do sơ ý kiểm tra không kỹ lúc nhận giấy phép lái xe nên chồng tôi không phát hiện bị tẩy sửa chữ “Năng” thành “Đăng” rồi lại đánh máy chồng trở lại “Năng”...
Nhiều bạn đọc gọi điện trao đổi đến Toà soạn: Qua các phương tiện thông tin đại chúng, được biết các cơ quan chức năng đã phát hiện rất nhiều hàng hoá, sản phẩm Trung Quốc tràn ngập trên thị trường trong nước không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Vậy, nếu người tiêu dùng mua nhầm phải khiếu nại như thế nào để tự bảo vệ mình?
Ông Nguyễn Xuân Phương- Chủ DNTN Xuân Phương, địa chỉ thôn An Thượng 3, xã Song An, thị xã An Khê hỏi: “Doanh nghiệp của tôi có chức năng trồng rừng và chăm sóc bảo vệ rừng. Thời gian qua, doanh nghiệp của tôi có hợp tác trồng rừng với một số đối tác khác đến sản phẩm cuối cùng (khai thác).
Bà Nguyễn Thị Nga, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê hỏi: “Theo tôi nghĩ, làm giấy khai sinh cho trẻ em chỉ là một thủ tục hành chính. Vậy tại sao đăng ký muộn cũng bị phạt hành chính với mức cảnh cáo hoặc từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng?”
Bà Thân Thị Kim Nhơn, thường trú tại Plei Riết, thị trấn Nhơn Hoà, huyện Chư Sê có đơn phản ánh: “Vào vụ mùa năm 2008, bà Trần Ngọc Cẩm Hường ở thôn Plei Đung, xã Ia H’Rú, huyện Chư Sê có mua của tôi một số bắp với số lượng là 11.979 kg, tương đương với số tiền 33.460.000 đồng. Bà Hường có viết giấy nợ nhưng không trả. Sau đó, tôi làm đơn khởi kiện đến TAND huyện Chư Sê và đã nộp án phí vào ngày 26-12-2008. Tuy nhiên, đến nay sự việc không thấy giải quyết...
Bà Nguyễn Thị Tư ở xã Tân Sơn- TP.Pleiku hỏi: Thủ tục xác nhận giao dịch bảo đảm để được vay tiền ngân hàng gồm những gì. Thời gian xác nhận trong bao lâu?
Theo đơn của bà Trần Thị Kim Hạnh (quận Thủ Đức- Thành phố Hồ Chí Minh) thì bà và N. (ngụ ở thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ) có quen biết nhau. Năm 2005, do mang thai ngoài ý muốn, N. đã đến nhà bà Hạnh để phá thai...