Đăng ký nhãn hiệu tập thể “Hồ tiêu Chư Sê” ra nước ngoài: Đến bao giờ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù Sở Khoa học và Công nghệ đã xúc tiến việc đăng ký nhãn hiệu tập thể “Hồ tiêu Chư Sê” ra nước ngoài từ tháng 6-2012 sau khi có sự trao đổi, thống nhất với UBND huyện Chư Sê và Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, thế nhưng đến nay việc đăng ký nhãn hiệu này vẫn còn những vướng mắc chưa thể triển khai.

Vùng nguyên liệu hồ tiêu của tỉnh hiện có khoảng 4.000 ha, cho sản lượng 15.000 tấn-20.000 tấn (chiếm 17%-20% sản lượng hồ tiêu cả nước). Đặc biệt, hồ tiêu Chư Sê hội đủ các điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, kinh nghiệm sản xuất, với các biện pháp canh tác nghiêm ngặt, phát triển theo hướng sản xuất bền vững nên hồ tiêu Chư Sê có đặc tính riêng biệt, kích cỡ hạt lớn, dung trọng cao bình quân đạt 570 gr/lít, có vị thơm và độ cay đặc trưng so với các vùng trồng tiêu khác, sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không có vi khuẩn ecoli, Samonella, không có độc tố aflatoxin phù hợp với các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ…

 

Cây tiêu mang đến thu nhập cao cho nông dân. Ảnh: L.L
Cây tiêu mang đến thu nhập cao cho nông dân. Ảnh: L.L

Theo ông Lê Đình Huấn- Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Sê, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê thì hồ tiêu là một trong những cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hồ tiêu được xác định là cây cho thu nhập cao nhất, chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất thu được của 3 loại cây trồng chủ lực trên địa bàn Chư Sê (cà phê, cao su, hồ tiêu), góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân trên 14%/năm.

Hàng năm, vườn hồ tiêu giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho khoảng 55% số hộ nông dân, trong đó 22% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số, giúp huyện cải thiện các vấn đề an sinh xã hội, cải thiện đáng kể đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đói nghèo, bà con bây giờ đã định canh định cư vững chắc, no ấm và ngày càng có nhiều hộ giàu, làng giàu. Nhiều khu dân cư trở nên trù phú, người dân có nhà cửa khang trang, mua sắm nhiều phương tiện sinh hoạt đắt tiền, đời sống thay đổi rõ rệt.

Nhiều hộ đã biết áp dụng kỹ thuật thâm canh, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị, tích lũy kinh tế, mua sắm trang-thiết bị, máy móc cơ giới phục vụ sản xuất thu hoạch, thành lập các hợp tác xã, các doanh nghiệp, giúp đỡ cộng đồng phát triển. Nhiều hộ nghèo trước đây nay đã trở thành khá giả và giàu có, cho thu nhập hàng năm trên 300 triệu đồng từ cây hồ tiêu…

 

 

Nhận thức được lợi ích kinh tế mà cây hồ tiêu mang lại, chính quyền 2 huyện Chư Sê và Chư Pưh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu các tiềm năng, lợi thế đầu tư, quảng bá sản phẩm, tiếp cận thị trường…

Điều đó là cần thiết khi hiện nay một số địa danh dùng cho đặc sản của Việt Nam bị các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài đăng ký nhãn hiệu. Điển hình gần đây là trường hợp thương hiệu cà phê “Buôn Ma Thuột” bị một doanh nghiệp của Trung Quốc đăng ký bảo hộ tại nước này gây thiệt hại kinh tế cho tỉnh Đak Lak và ảnh hưởng lớn đến danh tiếng của cà phê Buôn Ma Thuột.

Chính vì vậy, tháng 3-2012, UBND huyện Chư Sê đã có công văn gửi Sở Khoa học và Công nghệ về việc thống nhất chủ trương và kinh phí để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Hồ tiêu Chư Sê” ra nước ngoài. Ngày 22-6-2012, Sở Khoa học và Công nghệ đã làm tờ trình gửi lên UBND tỉnh về việc đề nghị cho phép đăng ký nhãn hiệu tập thể “Hồ tiêu Chư Sê” ra nước ngoài với đề xuất đăng ký quốc tế tại 19 nước gồm: Đức, Hà Lan, Bỉ, Ba Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Nga, Ukraina, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ai Cập, Zambia, Ma Rốc, Sudan và Mỹ; nộp đơn trực tiếp tại 5 nước: Canada, Ấn độ, Pakistan, Indonesia và Philippines với tổng kinh phí dự kiến khoảng 449 triệu đồng. Tuy nhiên, đến nay việc đăng ký này vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa thể triển khai thực hiện vì liên quan đến một số cơ sở pháp lý.

Thiết nghĩ, việc đăng ký nhãn hiệu tập thể “Hồ tiêu Chư Sê” ra nước ngoài là cấp thiết, càng chậm trễ càng bị thiệt hại về sau. Do đó rất cần tỉnh quan tâm tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ đăng ký.

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Ford Ranger 2025 phù hợp với mọi địa hình với động cơ mạnh mẽ. Ảnh: ST

"Vua bán tải" Ford Ranger thế hệ mới có giá từ 707 triệu đồng và nhiều ưu đãi

(GLO)- Ford Ranger được mệnh danh là “vua bán tải” tại thị trường Việt Nam, với thiết kế nam tính, khung gầm mới đa dụng hơn, nội thất rộng rãi, động cơ mạnh mẽ, tiết kiệm nhiên liệu… Hiện Ford Ranger có giá niêm yết chỉ từ 707 triệu đồng và có thể được hỗ trợ đến 100% lệ phí trước bạ.

Kéo dài thời gian giảm thuế giá trị gia tăng: Động lực phát triển sản xuất kinh doanh và kích cầu tiêu dùng

Kéo dài thời gian giảm thuế giá trị gia tăng: Động lực phát triển sản xuất kinh doanh và kích cầu tiêu dùng

(GLO)- Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng, trong đó có nhiều điểm mới như mở rộng đối tượng áp dụng và kéo dài thời gian áp dụng đến hết ngày 31-12-2026. Đây là động lực để phát triển sản xuất kinh doanh và kích cầu tiêu dùng.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

null