Đặc sắc không gian thực cảnh ngày hội văn hóa núi rừng Bình Định

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ 17 năm 2024, với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 5 đến hết 7-6 tại thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định).
Các tiết mục nghệ thuật đặc sắc tại đêm khai mạc. Ảnh: TH.PHÚC

Các tiết mục nghệ thuật đặc sắc tại đêm khai mạc. Ảnh: TH.PHÚC

Ngày hội chính thức khai mạc vào đêm 5-6, quy tụ trên 500 nghệ nhân, diễn viên và vận động viên đến từ các đơn vị, địa phương miền núi. Nhiều tiết mục nghệ thuật, văn hóa đặc sắc miền núi được trình diễn, giao lưu, trong đó ấn tượng vẫn là những màn biểu diễn cồng chiêng, hát, múa của dân tộc Ba Na.

Năm nay, ngày hội có nhiều hoạt động chính, như: tranh tài về các chủ đề văn hóa, thể thao và giao lưu các bản sắc của 6 đoàn đến từ 6 huyện miền núi, trung du của Bình Định.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao hoa cho các nghệ nhân, diễn viên tiêu biểu dân tộc miền núi tại ngày hội. Ảnh: TH.PHÚC

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao hoa cho các nghệ nhân, diễn viên tiêu biểu dân tộc miền núi tại ngày hội. Ảnh: TH.PHÚC

Dịp này, các đoàn đại diện các bản sắc địa phương sẽ cùng giao lưu, biểu diễn các tiết mục, hoạt động sáng tạo để cùng quảng bá giá trị văn hóa của dân tộc mình. Nhiều hoạt động, mô hình trưng bày cũng được các đơn vị bài trí, xây dựng khá kỳ công mang đậm bản sắc dân tộc miền núi.

Ngày hội cũng là dịp để quảng bá, giới thiệu những bản sắc, giá trị, sản phẩm văn hóa, tinh thần, nghệ thuật và đặc sản của bà con dân tộc miền núi đến với miền xuôi. Thông qua đó, giới thiệu các sản phẩm mới tiếp nối, thừa hưởng từ xu thế phát triển của đất nước của người miền núi.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bình Định trao hoa cho nghệ nhân tiêu biểu tại ngày hội. Ảnh: TH.PHÚC

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bình Định trao hoa cho nghệ nhân tiêu biểu tại ngày hội. Ảnh: TH.PHÚC

Năm nay, đơn vị đại diện dân tộc miền núi huyện Hoài Ân (Bình Định) tham gia có 70 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên. Chương trình văn nghệ của Hoài Ân tại ngày hội khai thác nét đặc trưng về truyền thống người Ba Na, vùng văn hóa lịch sử Bók Tới.

“Chủ đề của chương trình văn nghệ huyện Hoài Ân là âm vang Pà Pơn, muốn giới thiệu nét đặc trưng của dệt thổ cẩm bằng hình thức sân khấu hóa qua tiểu phẩm có tên “Lung linh sắc màu thổ cẩm” với tập thể các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên biểu diễn”, ông Võ Chí Hà, Phó Giám đốc Trung tâm văn hóa thông tin thể thao huyện Hoài Ân chia sẻ.

Các không gian trưng bày được xây dựng rất kỳ công, đậm đà bản sắc miền núi tại ngày hội. Ảnh: XUÂN HUYÊN

Các không gian trưng bày được xây dựng rất kỳ công, đậm đà bản sắc miền núi tại ngày hội. Ảnh: XUÂN HUYÊN

Tại ngày hội, ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định giới thiệu về những bề dày, giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của vùng đất Bình Định, nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em, như: Kinh, Bana, Chăm, H’rê. Thông qua ngày hội sẽ góp phần đẩy mạnh thực hiện các phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương.

Nghệ nhân biểu diễn nhạc cụ và chiêng tại ngày hội. Ảnh: XUÂN HUYÊN

Nghệ nhân biểu diễn nhạc cụ và chiêng tại ngày hội. Ảnh: XUÂN HUYÊN

Cây nêu mô phỏng khá kỳ công khung cảnh sinh hoạt tập thể của người dân tộc miền núi tại ngày hội. Ảnh: XUÂN HUYÊN

Cây nêu mô phỏng khá kỳ công khung cảnh sinh hoạt tập thể của người dân tộc miền núi tại ngày hội. Ảnh: XUÂN HUYÊN

Qua ngày hội, ông Giang đề nghị các đơn vị cần xây dựng kế hoạch tiếp tục phát huy những nội dung, chương trình đã trao đổi, giao lưu để đưa về địa phương phục vụ, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân miền núi.

Có thể bạn quan tâm

Về Đak Trôi khám phá thác Ya Gloong

Về Đak Trôi khám phá thác Ya Gloong

(GLO)- Ẩn sâu trong núi rừng và có phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, thác Ya Gloong (thuộc địa phận làng Đăk Bớt, xã Đak Trôi, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) là điểm đến lý tưởng của du khách gần xa khi đến khám phá, chiêm ngưỡng.