(GLO)- Biển Hồ từ lâu đã điểm nhấn du lịch của Pleiku (tỉnh Gia Lai). Bất kỳ thời điểm nào trong ngày, Biển Hồ cũng đem đến một cảm giác thanh bình, nhẹ nhàng, êm dịu. Báo Gia Lai điện tử mời bạn đọc cùng ngắm nhìn một Biển Hồ đẹp nên thơ qua góc máy của tác giả Lê Văn Vinh.
(GLO)- Hàng cây đổ bóng khi nắng lên, khoảnh khắc hàn huyên vui vẻ của những người già, năng lượng tràn trề từ người trẻ, hay khoảng lặng giữa ca làm việc của những công nhân vệ sinh môi trường… tất cả làm nên khung cảnh bình yên bên trong Quảng Trường Đại Đoàn Kết.
(GLO)- Các tổ chức thiện nguyện, nhà hảo tâm, Mạnh Thường Quân tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) chung tay làm thiện nguyện nên nhiều bệnh nhân nghèo, khó khăn đang điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ các suất ăn miễn phí, chi phí khám chữa bệnh. Nhờ vậy, các bệnh nhân nghèo có thêm điều kiện trang trải trong thời gian điều trị bệnh.
(GLO)- Khi đường phố bắt đầu lên đèn, những công nhân vệ sinh với cây chổi trên tay lại cần mẫn quét dọn từng cung đường. Khuya muộn, trên cung đường vắng tênh, họ vẫn oằn mình đẩy những chiếc xe chất đầy rác đến nơi tập kết, âm thầm thực hiện nhiệm vụ giữ gìn cho phố phường sạch-đẹp.
(GLO)- Nhìn từ trên cao, Pleiku có địa hình giống như những chiếc bát úp-ngửa. Địa hình đặc thù này đã giúp Phố núi sở hữu những con dốc cao-thấp được kiến tạo tự nhiên của vùng đất trầm tích núi lửa hình thành trong hàng triệu năm. Bên cạnh những con dốc lớn đã được biết tới nhiều như Hội Phú, Diệp Kính, Nguyễn Tất Thành… thì còn có nhiều con dốc nhỏ đầy thú vị, đáng yêu khác nằm trong lòng Phố núi.
(GLO)- Xã hội cổ truyền của người Tây Nguyên không có khái niệm chợ, họ chỉ có phương thức chủ yếu là trao đổi hàng hóa. Nhưng bây giờ đến Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai), du khách rất dễ bắt gặp những ngôi “chợ trời”-chợ nhóm họp ngoài trời của người bản địa.
(GLO)- Sự hòa hợp của thiên nhiên, đất trời và con người đã làm nên bức tranh đầy màu sắc trên cánh đồng Thiên Thanh. Ở bất kỳ mùa nào trong năm, cánh đồng này cũng ngập trong cảnh sắc thanh bình, trù phú.
(GLO)- Tuyến tránh Pleiku (tỉnh Gia Lai) với những cung đường dốc uốn lượn đã trở thành điểm check-in không thể bỏ qua của du khách gần xa khi đến với phố núi.
Giữa tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, những cánh đồng trong lòng phố mang lại vẻ đẹp đồng quê thanh bình, nhẹ nhàng cho phố núi Pleiku. Mời bạn đọc cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của cánh đồng Ia Sol (phường Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh) qua ống kính của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hùng Hoa Lư.
(GLO)- Chợ đêm Pleiku-nơi cuộc sống mưu sinh và nét đẹp hòa quyện. Đây là một trong những địa điểm thu hút du khách và người dân địa phương khi đến với TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai).
(GLO)- Những con dốc uốn lượn đã trở thành điểm nhấn đáng nhớ của Pleiku. Con dốc đường Nguyễn Tất Thành tựa hình cánh cung qua góc nhìn của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hùng Hoa Lư vừa nhộn nhịp, sôi động, vừa xen lẫn nét dịu dàng vốn của của phố núi.
(GLO)- Từng góc phố, từng khoảnh khắc của phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hiện lên thật thanh bình, thơ mộng qua ống kính của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hùng Hoa Lư.
Với không gian rộng rãi, thoáng đãng và cảnh quan độc đáo, Zin’s Farm được xem là một điểm đến hấp dẫn cho du khách chụp ảnh, thưởng thức đồ uống vào những ngày cuối tuần.
(GLO)- Tọa lạc tại khu vực hồ nối giữa Biển Hồ nước với hồ Ia Nâm thuộc địa phận xã Tân Sơn (TP. Pleiku), bãi bồi Tiên Sơn còn gọi là bãi dê Tiên Sơn hay Biển Hồ Cạn theo cách gọi quen thuộc của người dân sống quanh khu vực này đang thu hút rất đông người dân đến vui chơi, thả diều vào mỗi buổi chiều.
(GLO)- Những ngày này, cây phượng vĩ hơn 15 năm tuổi trong khuôn viên Trường Cao đẳng Gia Lai (TP. Pleiku) nở hoa rực rỡ, báo hiệu mùa hạ về, thu hút đông người đến chụp ảnh.
Khung cảnh hoàng hôn trên Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thật tuyệt đẹp. Khi mặt trời lặn, bầu trời chuyển sang màu cam, đỏ và vàng đầy cảm xúc. Những tia nắng cuối cùng soi chiếu mặt nước lấp lánh ánh vàng tạo nên không gian thật yên bình, nên thơ.
(GLO)-Những ngày này thời tiết nắng nóng nhưng trên cánh đồng làng Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) nông dân hối hả xuống đồng thu hoạch lúa Đông-Xuân để chuẩn bị đất sản xuất cho vụ Hè-Thu.