Cuộc thi Ảnh đẹp Pleiku: Những đứa trẻ ven đô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-Không vùi đầu vào smart phone, không có những buổi triền miên trên các lớp luyện chữ, những đứa trẻ ở vùng ngoại thành Pleiku ngày ngày vẫn hồn nhiên với những trò chơi dân gian, những thú vui “tự chế” hoặc quấn quýt bên người thân. Tuy cuộc sống có thể còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng chỉ chừng ấy cũng đủ “dệt” nên một tuổi thơ trọn vẹn, đầy màu sắc.
Chỉ với một thanh thép dài bắc ngang qua một chiếc hố nông, cậu bé Phước, 5 tuổi (thôn Tiên Sơn 3, xã Tân Sơn) có thể vui vẻ chơi cả ngày không chán với cậu bạn hàng xóm.

Chỉ với một thanh thép dài bắc ngang qua một chiếc hố nông, cậu bé Phước, 5 tuổi (thôn Tiên Sơn 3, xã Tân Sơn) có thể vui vẻ chơi cả ngày không chán với cậu bạn hàng xóm.

Cô bé Khai, 4 tuổi (thôn Tiên Sơn 3, xã Tân Sơn) rất vui khi hàng ngày được chị dẫn đi chơi quanh xóm.

Cô bé Khai, 4 tuổi (thôn Tiên Sơn 3, xã Tân Sơn) rất vui khi hàng ngày được chị dẫn đi chơi quanh xóm.

Những đứa trẻ nhút nhát, ngại ngùng bỏ chạy khi thấy người lạ.

Những đứa trẻ nhút nhát, ngại ngùng bỏ chạy khi thấy người lạ.

Bố bỏ đi, mẹ lấy chồng khác, cô bé H'Nư, 9 tuổi (làng Lang, phường Chi Lăng) từ nhỏ đã phải sống với bà ngoại. Vì hoàn cảnh khó khăn, không có tiền đi học, nên để biết được cái chữ, mỗi tối, cô bé lại theo chân bà đến lớp học xóa mù chữ được tổ chức ở làng Lang.

Bố bỏ đi, mẹ lấy chồng khác, cô bé H'Nư, 9 tuổi (làng Lang, phường Chi Lăng) từ nhỏ đã phải sống với bà ngoại. Vì hoàn cảnh khó khăn, không có tiền đi học, nên để biết được cái chữ, mỗi tối, cô bé lại theo chân bà đến lớp học xóa mù chữ được tổ chức ở làng Lang.

Tại các lớp xóa mù chữ ban đêm, có rất nhiều đứa trẻ phải theo chân bố mẹ cùng đến lớp vì ở nhà không có người trông. Chúng ngoan ngoãn chơi với nhau suốt cả buổi học.

Tại các lớp xóa mù chữ ban đêm, có rất nhiều đứa trẻ phải theo chân bố mẹ cùng đến lớp vì ở nhà không có người trông. Chúng ngoan ngoãn chơi với nhau suốt cả buổi học.

Có thể bạn quan tâm

Lặng thầm tiếng chổi đêm vì "Cao nguyên xanh"

Lặng thầm tiếng chổi đêm vì "Cao nguyên xanh"

(GLO)- Khi đường phố bắt đầu lên đèn, những công nhân vệ sinh với cây chổi trên tay lại cần mẫn quét dọn từng cung đường. Khuya muộn, trên cung đường vắng tênh, họ vẫn oằn mình đẩy những chiếc xe chất đầy rác đến nơi tập kết, âm thầm thực hiện nhiệm vụ giữ gìn cho phố phường sạch-đẹp.

Dốc đường Phù Đổng. Ảnh Hà Duy

“Đặc sản” Pleiku dốc

(GLO)- Nhìn từ trên cao, Pleiku có địa hình giống như những chiếc bát úp-ngửa. Địa hình đặc thù này đã giúp Phố núi sở hữu những con dốc cao-thấp được kiến tạo tự nhiên của vùng đất trầm tích núi lửa hình thành trong hàng triệu năm. Bên cạnh những con dốc lớn đã được biết tới nhiều như Hội Phú, Diệp Kính, Nguyễn Tất Thành… thì còn có nhiều con dốc nhỏ đầy thú vị, đáng yêu khác nằm trong lòng Phố núi.
Dạo chợ quê trên cao nguyên Pleiku

Dạo chợ quê trên cao nguyên Pleiku

(GLO)- Xã hội cổ truyền của người Tây Nguyên không có khái niệm chợ, họ chỉ có phương thức chủ yếu là trao đổi hàng hóa. Nhưng bây giờ đến Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai), du khách rất dễ bắt gặp những ngôi “chợ trời”-chợ nhóm họp ngoài trời của người bản địa. 
“Nhịp cầu nối những bờ vui”

“Nhịp cầu nối những bờ vui”

(GLO)- Bài hát “Nhịp cầu nối những bờ vui” (sáng tác Văn An, phổ thơ Phan Văn Từ) là nguồn cảm hứng cho nghệ sĩ nhiếp ảnh Hùng Hoa Lư ghi lại hình ảnh 4 chiếc cầu sắt tại TP. Pleiku. Không chỉ là "nhịp vui đôi bờ", những cây cầu còn là để lại nhiều dấu ấn khó quên trong lòng du khách gần xa khi đến với phố núi.
Thanh bình cánh đồng Ia Sol

Thanh bình cánh đồng Ia Sol

(GLO)- 

Giữa tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, những cánh đồng trong lòng phố mang lại vẻ đẹp đồng quê thanh bình, nhẹ nhàng cho phố núi Pleiku. Mời bạn đọc cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của cánh đồng Ia Sol (phường Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh) qua ống kính của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hùng Hoa Lư.

Thả diều ngắm cảnh thiên nhiên tươi đẹp trên bãi bồi Tiên Sơn

Thả diều ngắm cảnh thiên nhiên tươi đẹp trên bãi bồi Tiên Sơn

(GLO)- Tọa lạc tại khu vực hồ nối giữa Biển Hồ nước với hồ Ia Nâm thuộc địa phận xã Tân Sơn (TP. Pleiku), bãi bồi Tiên Sơn còn gọi là bãi dê Tiên Sơn hay Biển Hồ Cạn theo cách gọi quen thuộc của người dân sống quanh khu vực này đang thu hút rất đông người dân đến vui chơi, thả diều vào mỗi buổi chiều.
Ngắm hoàng hôn trên Biển Hồ

Ngắm hoàng hôn trên Biển Hồ

(GLO)-

Khung cảnh hoàng hôn trên Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thật tuyệt đẹp. Khi mặt trời lặn, bầu trời chuyển sang màu cam, đỏ và vàng đầy cảm xúc. Những tia nắng cuối cùng soi chiếu mặt nước lấp lánh ánh vàng tạo nên không gian thật yên bình, nên thơ.

Chùa Minh Thành lung linh giữa Phố núi

Chùa Minh Thành lung linh giữa Phố núi

(GLO)- Minh Thành là ngôi chùa có lối kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản, tọa lạc ở số 348 Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Ở mọi góc nhìn, ngôi chùa luôn mang vẻ đẹp trầm mặc, thanh tịnh. Đặc biệt, khi đêm về, dưới ánh đèn, chùa Minh Thành càng thêm lung linh, huyền ảo, là điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Dưới đây là một số hình ảnh chùa Minh Thành qua góc máy của nhiếp ảnh gia Hồ Anh Tiến (TP. Pleiku).
"Lá phổi xanh" giữa phố núi Pleiku

"Lá phổi xanh" giữa phố núi Pleiku

(GLO)- Nằm giữa khu trung tâm đô thị, hồ Diên Hồng (tiếng Jrai gọi là Ia Kring) được ví như "lá phổi xanh" của phố núi Pleiku. Đó là hồ nước nhân tạo được bao bọc bởi rừng cây cổ thụ rợp bóng quanh năm. Chính vì thế, hồ Diên Hồng từ lâu là điểm đến của đông đảo người dân và du khách thập phương. Trong tương lai, đây là một trong những điểm nhấn quan trọng của thành phố "cao nguyên xanh vì sức khỏe".